Người phụ nữ bới phân voi tìm hạt cà phê, tưởng kỳ quặc nhưng là hành động tạo ra ly đồ uống hảo hạng giá hơn triệu đồng, giới nhà giàu mê mẩn
Đây là loại cà phê đắt nhất thế giới, có hương vị độc đáo được tạo ra nhờ... đường tiêu hóa của voi.
- 08-07-2023Cuộc sống của Á hậu Thùy Dung sau nửa năm kết hôn với chồng doanh nhân
- 08-07-2023Ý tưởng thiết kế phòng ngủ nhỏ để tận dụng tối đa không gian
- 08-07-2023Khán giả trầm trồ với 'nhà máy VinFast thu nhỏ' giữa lòng Hà Nội
Ở Chiang Saen, một vùng núi xa xôi hẻo lánh của Thái Lan giáp với Myanmar và Lào, có một loại cà phê được đánh giá tuyệt hảo nhờ sự góp sức của những con voi. Nghe kỳ lạ, nhưng đó là sự thật.
Doanh nhân Blake Dinkin (đến từ Canada) là người sáng lập Black Ivory Coffee, công ty sử dụng những hạt cà phê được chọn lọc cẩn thận để tạo ra một trong những loại đồ uống đắt nhất thế giới.
Và giờ đây, một trong những khách sạn sang trọng hàng đầu của Thái Lan đang phục vụ những cốc cà phê phân voi thơm lừng, nghi ngút khói cho khách.
Vì sao lại là cà phê phân voi?
Tại khu nghỉ dưỡng Anantara ở Chiang Saen, nơi sinh sống của nhiều con voi, loại cà phê quý giá được pha chế trước mặt khách trong một chiếc máy pha cà phê sang trọng của Pháp thế kỷ 19.
“Khi tôi giải thích dự án của mình với những người quản tượng (những người cưỡi voi), tôi biết rằng họ nghĩ tôi bị điên”, Blake Dinkin nói.
Ban đầu, Dinkin cân nhắc việc sử dụng cầy hương để làm cà phê "kopi luwak", loại cà phê sử dụng hạt thu được từ phân của những con chồn châu Á. Nhưng chất lượng của sản phẩm cuối cùng đã giảm đi khi nhu cầu tăng lên ở Đông Nam Á - bao gồm cả Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.
Cầy hương cũng thường bị nhốt trong lồng và ép ăn cà phê. Điều này hoàn toàn trái ngược với mong muốn của Dinkin là bảo vệ thay vì hủy hoại môi trường.
Sư tử và hươu cao cổ cũng được xem xét, nhưng cuối cùng Dinkin quyết định chọn voi sau khi phát hiện ra rằng những con vật này đôi khi cũng ăn cà phê trong những giai đoạn hạn hán ở Đông Nam Á.
Ông quyết định hợp tác với một tổ chức từ thiện cứu voi để giải thoát những con vật này khỏi hoạt động buôn bán vì mục đích du lịch.
Nhưng làm cà phê từ phân voi khó hơn tưởng tượng.
Dinkin nói: “Tôi nghĩ nó sẽ đơn giản như lấy những hạt cà phê, đưa chúng cho con voi và sẽ có một ly cà phê tuyệt vời. Tôi đã mất thêm 9 năm nữa để thực sự thành công”.
Ông nói, các enzyme trong dạ dày của voi hoạt động như một loại nồi nấu chậm, nơi hạt cà phê được ướp cùng với các loại thảo mộc và trái cây mà con vật ăn.
Khi hạt cà phê đi qua đường tiêu hóa của voi - một quá trình kéo dài 17 giờ - axit tiêu hóa sẽ loại bỏ vị đắng ra khỏi chúng.
"Voi ăn nhiều cỏ và nhiều chất lá xanh", ông Dinkin nói với NPR. "Với những loài động vật ăn cỏ, để tiêu hóa được cần có quá trình lên men để phá vỡ cellulose. Quá trình lên men rất tốt cho những thứ như rượu vang, bia hoặc cà phê, bởi vì nó giải phóng đường trong hạt cà phê".
Theo ông Dinkin, quá trình lên men giúp loại bỏ vị đắng của cà phê, không cần đường để làm ngọt nữa.
"Tôi muốn mọi người nếm thử hạt cà phê đặc biệt hơn chứ không chỉ là cà phê rang đơn thuần", ông nói. "Hương thơm như thể sự hòa quyện giữa hoa và socola, vị thì giống socola mạch nha với một chút anh đào; không có vị đắng. Vì vậy, nó giống như sự giao thoa giữa cà phê và trà".
"Tôi mất rất nhiều cà phê khi tắm cho voi vào buổi sáng", ông nói, giải thích rằng đôi khi những con voi đại tiện xuống sông trong lúc tắm.
Công nhân thu thập hạt cà phê từ phân voi, trước khi rửa sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Công việc này cũng góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương.
Ông Dinkin nói thêm: “Giả thuyết của tôi là quá trình lên men tự nhiên diễn ra trong ruột voi. Quá trình lên men đó tạo ra hương vị mà bạn không thể có được từ các loại cà phê khác".
Tại khu nghỉ dưỡng trong rừng, nơi sinh sống của đàn voi, ban đầu các nhà bảo tồn tỏ ra nghi ngờ về ý tưởng này vì họ cho rằng caffein sẽ ảnh hưởng đến voi.
Nhưng Dinkin cho biết mình đã làm việc với một bác sĩ thú y ở Canada. Ông đã tiến hành xét nghiệm máu của những con voi và cho thấy chúng không hấp thụ bất kỳ chất caffein nào khi ăn quả cà phê sống.
Thức uống làm mê mẩn du khách
Để tạo ra một kg cà phê thành phẩm, những con voi phải tiêu thụ khoảng 33kg hạt cà phê tươi, cùng với khẩu phần mía và chuối thông thường.
Sự hiếm có của thức uống là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Năm 2015, trong vụ thu hoạch thành công thứ 3, Black Ivory đã sản xuất được 150kg cà phê phân voi.
Sản phẩm mới nhanh chóng "chiếm ngôi" đắt nhất thế giới của cà phê chồn khi được bán ra với giá 2.000 USD/kg (so với giá khoảng 1.000 USD/kg của cà phê chồn).
Nhưng nó lại trở thành thức uống khiến giới nhà giàu mê mẩn. Những khách hàng sẵn sàng trả giá cao ngất trời cho những sản phẩm "khác thường".
Theo Daily Mail, cà phê Black Ivory hiện được bán độc quyền tại các khách sạn sang trọng ở châu Á, chủ yếu ở Thái Lan, Singapore và Hong Kong.
Ngoài ra, gia đình của những người quản tượng được trả tiền để thu thập hạt cà phê từ phân voi và 8% giá bán được quyên góp cho quỹ, giúp chi trả cho việc điều trị thú y và cơ sở vật chất cho những con voi.
Nguồn: Daily Mail
Phụ nữ số