MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người phụ nữ chỉ cần chờ thêm 5 năm để nhận bảo hiểm hưu trí, bỗng nhận được tin nhắn “mất trắng”: Sai lầm vì bỏ quên 1 điều sau ly hôn

04-11-2024 - 09:56 AM | Sống

Có rất nhiều kiến thức liên quan đến việc mua bảo hiểm, nếu không cẩn thận, bạn có thể rơi vào bẫy thiệt thân.

 

Chồng cũ âm thầm rút hết tiền bảo hiểm

Hầu hết mọi người mua bảo hiểm vì họ muốn được bảo vệ và cảm thấy an tâm hơn trong tương lai. Nhưng có rất nhiều kiến thức liên quan đến việc mua bảo hiểm, nếu chi tiền khi chưa hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng, bạn rất có thể gặp rắc rối, thiệt hại kinh tế.

Trường hợp của bà Lan, 50 tuổi ở Trung Quốc là một bài học thực sự. Một sơ suất liên quan đến hợp đồng bảo hiểm của bà khi ly hôn đã gây ra tổn thất tiền bạc rất lớn.

Bà Lan năm nay 50 tuổi. Dự kiến trong vòng vài năm tới, bà sẽ được nhận tiền lương hưu từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã đóng được nhiều năm. Bà khá an tâm về cuộc sống nghỉ hưu sau này.

Tuy nhiên, một ngày nọ bà nhận được thông báo từ tin nhắn với nội dung: “Đã hoàn tất giao dịch bảo hiểm”. Ngay lập tức liên hệ với đại lý bảo hiểm, bà Lan phát hiện hợp đồng bảo hiểm của bà đã bị chồng cũ kết thúc giao dịch và rút hết tiền.

photo-1730688360007

Ảnh minh họa

 

Khi còn trẻ, vì chăm sóc con cái và nhà cửa bà Lan quyết định nghỉ việc ở nhà làm nội trợ. Để có thể yên tâm trong những ngày tháng sau này, vợ chồng đã mua một gói bảo hiểm cho bà. Theo gói bảo hiểm này, sau 55 tuổi bà có thể nhận được tiền lương hưu. Vì không có thu nhập hàng tháng nên chồng bà là người nắm giữ hợp đồng và nộp tiền hàng năm. Sau khi ly hôn, bà Lan không biết phải thay đổi thông tin hợp đồng nên quyền sở hữu và quản lý hợp đồng bảo hiểm vẫn là của chồng cũ. Dẫn đến vụ việc xảy ra.

Bài học kinh nghiệm

Đầu tiên, khi ly hôn, chúng ta cần biết hợp đồng bảo hiểm này là tài sản cá nhân của mình hay tài sản chung của vợ chồng? Việc này đơn giản chỉ cần xem ai là người đóng tiền bảo hiểm.

Chẳng hạn, đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí của bà Lan, mặc dù chồng bà là người đóng phí, nhưng vì nó được mua sau khi kết hôn, nên cũng được xem là tài sản chung của vợ chồng. Nếu phân chia đúng luật, Sau ly hôn mỗi người sẽ được hưởng một nửa giá trị hợp đồng bảo hiểm. 

Người phụ nữ chỉ cần chờ thêm 5 năm để nhận bảo hiểm hưu trí, bỗng nhận được tin nhắn “mất trắng”: Sai lầm vì bỏ quên 1 điều sau ly hôn- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cách giải quyết việc này còn phụ thuộc hai bên có muốn giữ hợp đồng bảo hiểm hay không. Ví dụ như bà Lan, chồng bà đã đóng phí đầy đủ hằng năm, theo tiến trình, sau 5 năm nữa bà nhận được tiền lương hưu. Do vậy, bà mong muốn giữ hợp đồng này lại thay vì hủy bỏ và mua một bảo hiểm khác.

Vì vậy, nếu một bên muốn giữ và hoàn toàn sở hữu hợp đồng bảo hiểm, họ có thể thương lượng với bên kia để thay đổi người đứng tên hợp đồng.Tất nhiên, do hợp đồng bảo hiểm thuộc về tài sản chung của vợ chồng, nên giá trị hiện tại của hợp đồng này phải được chia đều.

Ví dụ, nếu hợp đồng bảo hiểm trị giá 500.000 NDT (tương đương 1,75 tỷ VND), bên kia có thể nhận 250.000NDT (tương đương 858 triệu VND). Nếu bà Lan muốn giữ hợp đồng này, có thể trả cho bên kia 250.000 NDT (tương đương 858 triệu VND) để sang nhượng quyền sở hữu hợp đồng.

Nếu cả hai bên đều không muốn giữ hợp đồng thì đơn giản hơn, chỉ cần nộp đơn xin hủy hợp đồng và chia số tiền nhận được làm hai phần.

Tất nhiên, có những trường hợp đặc biệt mà bảo hiểm không cần phải chia:

-Hợp đồng bảo hiểm được mua trước khi kết hôn và đã đóng tất cả phí trước khi kết hôn thì thuộc về cá nhân.

-Hợp đồng bảo hiểm được mua trước khi kết hôn nhưng vẫn đang đóng phí sau khi kết hôn, nhưng tất cả phí đều được trích từ tài khoản độc lập trước khi kết hôn thì thuộc về cá nhân.

Tóm lại, việc phân chia hợp đồng bảo hiểm khi ly hôn là khá phức tạp và mỗi trường hợp đều khác nhau.

Lưu ý

Người phụ nữ chỉ cần chờ thêm 5 năm để nhận bảo hiểm hưu trí, bỗng nhận được tin nhắn “mất trắng”: Sai lầm vì bỏ quên 1 điều sau ly hôn- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng bảo hiểm thuộc về tài sản của người đứng tên. Người đứng tên có nghĩa vụ đóng phí và quyền lợi như hủy hợp đồng, thay đổi người thụ hưởng, và thay đổi người đứng tên. Nói một cách đơn giản, ai là người đóng tiền thì người đó sẽ hoàn toàn quản lý và kiểm soát hợp đồng bảo hiểm. Người kiểm soát hợp đồng này có quyền hủy hợp đồng bất cứ lúc nào.

Tự mình là người đứng tên trong hợp đồng không chỉ giúp phòng ngừa rủi ro mà còn tránh được nhiều rắc rối. Ví dụ như khi muốn thay đổi người thụ hưởng hay điều chỉnh thông tin khác trong hợp đồng, mình hoàn toàn có thể tự làm mà không cần phụ thuộc vào ai khác.

Mua bảo hiểm nhằm giúp chúng ta có thể phòng ngừa các rủi ro. Tuy nhiên, nếu bản thân người đóng tiền không phải người thụ hưởng thì có thể dẫn đến nhiều trở ngại và khó khăn trong việc giao dịch sau này.

Toutiao

Lưu Ly

ĐSPL

Trở lên trên