Người phụ nữ chia sẻ bí quyết sống 5 năm không tiêu tiền: Trao đổi sức lao động, tận dụng đồ người khác bỏ đi thậm chí lọc cả mọt ở bột mỳ để tái sử dụng...
"Tôi có cảm giác tự do thật đáng kinh ngạc", 5 năm không tiêu tiền, cô phấn khích bày tỏ.
- 08-09-2020Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Chỉ khi từ bỏ được tiền tài, danh vọng và vật chất thì tâm trí mới tự do, mới thực sự hạnh phúc
- 07-09-2020Loại rau rẻ tiền nhưng được mệnh danh là "nhân sâm xanh", có công dụng cực tốt: Vừa bảo vệ mạch máu, chống lão hóa, vừa bồi bổ dạ dày
- 07-09-2020Bài học kinh doanh "biến đống phế liệu thành vàng" của người Do Thái: Dùng sự khôn ngoan để kiếm tiền, đó mới là sự giàu có chân chính
Tháng 3/ 2015, cô Jo Nemeth (Úc) nghỉ công việc nhân viên phát triển cộng đồng tại Bờ biển phía Bắc New South Wales, Úc. Từ đó cô thực sự sống mà không cần tiền bạc. Nguồn cơn khiến Jo thực hiện lối sống này là sau khi đọc một cuốn sách về người đàn ông sống 3 năm không cần tiền, cô cảm thấy vừa tò mò, vừa ý nghĩa và tin tưởng bản thân cũng có thể sống mà không cần chi tiêu đến tiền.
Ngoài ra, bản thân cô luôn thấy công việc cũ của cô tuy tốt, nhưng bản thân không có đóng góp tích cực cho xã hội, cộng đồng. Jo chia sẻ: "Tôi nghĩ nếu, ít nhất, tôi ngừng mua đồ, tôi sẽ giảm bớt tác động của chính mình, tôi sẽ không tạo thêm gánh nặng lên hành tinh này".
Cô cũng thường rơi vào trạng thái căng thẳng vì phải làm việc để chi trả các hoá đơn. Không muốn bản thân lệ thuộc vào đồng tiền, Jo đã quyết định rời xa nó. Với sự giúp đỡ của bạn bè và người quen, cô đã bắt đầu mục tiêu mới trong cuộc sống của mình.
3 năm đầu, cô tìm được chỗ ở trong nhà kho của một nông trại và sân sau của một gia đình, đổi lại, cô giúp họ các công việc như trông trẻ, làm vườn hoặc bảo trì tài sản.
Bắt đầu từ 2 năm trước, Sharon, một người bạn của Jo có chồng đã qua đời, mời Jo về sống cùng mình. Sharon đi làm, còn Jo làm các việc nội trợ. Họ chia sẻ công việc cùng nhau. Như vậy nhờ "cung cấp dịch vụ" thay vì nhận tiền, Jo có thể trao đổi sức lao động của mình đổi lấy chỗ ở, đồ ăn hoặc các nhu yểu phẩm.
Ngoài ra, Jo bỏ sức lao động, giúp đỡ những người nông dân gần khu sinh sống để đổi lấy thực phẩm hoặc tự trồng rau, hoa quả. Tự tay cô nuôi gà bởi theo cô gà vừa dễ nuôi vừa có thể đẻ trứng, có thể tận dụng làm thực phẩm, vả lại, không cần dùng tiền để mua đồ ăn ngon cho chúng.
Một trong những phương châm sống của Jo là tận dụng tối đa những món đồ mà người khác bỏ đi. Ví dụ, bạn bè vứt túi bột mỳ có mọt, cô cũng sẽ lọc sạch mọt và tận dụng những chỗ bột mỳ còn dùng được. Cô không ngại các công việc cần sức vóc của đàn ông, như tự tay xây lò sưởi bằng gạch cũ và dùng cành cây làm chất đốt.
Một cách khác mà cô sử dụng đó là áp dụng lối sống của các cụ ngày xưa. Họ sống đơn giản, thanh đạm, tự sửa chữa và tái sử dụng đồ đạc và tiết kiệm hơn bây giờ.
Sống không có tiền giúp cô cũng trải nghiệm những khía cạnh mới mẻ trong cuộc sống như sự hào phóng của mọi người, sự sẵn lòng giúp đỡ của bạn bè và có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Đôi khi cô cũng nhận sự giúp đỡ của cộng đồng. Jo nói: "Tôi thấy thật may mắn vì sống ở Úc, nơi đây những người thu nhập thấp hoặc không có thu nhập có thể hưởng các các dịch vụ y tế cộng đồng".
Mặc dù có những khó khăn nhưng cô Jo rất tích cực. Cô hào hứng chia sẻ: "Tôi có cảm giác tự do thật đáng kinh ngạc – tôi thức dậy vào buổi sáng và tôi không biết mình sẽ làm gì trong ngày, tôi không biết mình sẽ đi chơi với người bạn nào, ai sẽ đến thăm tôi, những gì tôi sẽ xây dựng hoặc tạo ra. Thực ra, cách tôi đang sống, rất đơn giản, phổ biến cách đây không lâu, chỉ là trong hiện tại chúng ta đã đánh mất nó rồi".
Đang sống không mối ràng buộc với tiền bạc, nghĩ tới việc quay trở lại kiếm tiền, Jo nhún vai: "Ôi, ôi, nghĩ nếu một ngày nào đó phải quay lại cuộc sống bình thường và phải vật lộn mưu sinh, vô tình trở thành nô lệ của đồng tiền, chưa gì tôi đã thấy run sợ".
Trí Thức Trẻ