Người phụ nữ gốc Á, thông thạo tiếng Quan thoại này sẽ là "nỗi ám ảnh" tiếp theo của Trung Quốc
Tổng thống đắc cử Joe Biden đã chỉ định Katherine Tai, một nữ luật sư gốc Á nhiều năm chỉ trích Trung Quốc, vào vị trí sẽ trở thành Đại diện Thương mại của Mỹ.
- 11-12-2020Trung Quốc cử quan chức bị Mỹ trừng phạt tới dự tiệc tối do AmCham tổ chức tại Bắc Kinh
- 11-12-2020Chân dung tỷ phú mang họ mẹ để giấu kín thân phận suốt 10 năm, 26 tuổi trở thành người phụ nữ trẻ tuổi giàu có nhất Trung Quốc
- 11-12-2020Phú nhị đại ở Trung Quốc ẩn mình thay vì khoe mẽ trên mạng xã hội như trước, lý do là gì?
- 10-12-2020Công ty chip Trung Quốc nguy cơ vỡ nợ 2,5 tỷ USD trái phiếu
- 10-12-2020NATO đứng về phía Mỹ, coi Trung Quốc là mối nguy
Nếu được Thượng viện phê chuẩn, bà Tai sẽ kế thừa một vị trí quan trọng trong Nội các của ông Biden, có nhiệm vụ thực thi các quy tắc nhập khẩu của Mỹ cũng như xây dựng các điều khoản thương mại với Trung Quốc và các quốc gia khác. Bà Tai, một người Mỹ gốc Á, cũng sẽ trở thành người phụ nữ không phải da trắng đầu tiên làm Đại diện Thương mại của Mỹ. Tai thông thạo tiếng Quan thoại, vốn rất phổ dụng tại Trung Quốc.
Với việc lựa chọn bà Tai cho vị trí Đại biện Thương mại, ông Biden báo hiệu quay trở lại các đường lối tiếp cận thương mại đa phương để thúc đẩy lợi ích thương mại cho Mỹ và đối phó với sự cạnh tranh kinh tế đang ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.
Bộ máy chuyển giao quyền lực của ông Biden cũng rất đề cao bà Tai trong việc xem xét lại các thỏa thuận thương mại sắp tới giữa Mỹ với Trung Quốc.
"Kinh nghiệm vượt trội của bà Tai sẽ cho phép Chính quyền Biden-Harris bắt đầu các hoạt động trên lĩnh vực thương mại và khai thác sức mạnh của các mối quan hệ thương mại sẵn có để giúp Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid-19 gây ra cũng như theo đuổi tầm nhìn của Tổng thống đắc cử trong việc hỗ trợ các công nhân Mỹ", nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden cho biết.
Nếu mọi việc diễn ra đúng theo kế hoạch, bà Tai sẽ kế nhiệm Đại diện Thương mại Robert Lighthizer, người để lại rất nhiều dấu ấn dưới Chính quyền của Tổng thống Donald Trump, bao gồm cả thỏa thuận thương mại với Trung Quốc cũng như các lần đánh thuế trị giá hàng trăm tỷ USD từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Dù bà Tai có thể ủng hộ cơ chế thực thi đa phương hơn ông Lighthizer nhưng sự lãnh đạo của người phụ nữ này với tư cách Đại diện Thương mại Mỹ có thể không nhất thiết báo hiệu sự thay đổi trong lập trường cứng rắn của Mỹ với Trung Quốc. Trước đó, bà Tai cũng thể hiện quan điểm ủng hộ việc giải quyết vấn đề Trung Quốc bằng những chiến lược và phương thức mạnh mẽ.
"Cả hai đều có thời gian dài đối phó với những hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc, vấn đề cấp bách nhất trong thời đại của chúng ta", cựu nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Nhà Trắng Clete Willems, nhận xét về ông Lighthizer và bà Tai. "Cách tiếp cận của bà Tai có khác biệt duy nhất là nhiều khả năng bà ấy có thể sử dụng hệ thống WTO và các liên minh để gây áp lực buộc Trung Quốc phải thay đổi hành vi".
Từ năm 2007 đến năm 2014, bà Tai đã thắng trong các vụ kiện mà Washington đưa ra chống lại Bắc Kinh tại WTO. Trong khi đó, Lighthizer và nhóm của ông tỏ ra thất vọng với những gì họ gọi là bộ máy quan liêu, chậm chạm và bị ảnh hưởng của Trung Quốc tại các tổ chức đa phương như WTO và Ngân hàng Thế giới. Đó là lý do Mỹ đưa ra các khoản thuế nhằm vào hàng hóa Trung Quốc.
"Là người từng đảm trách cương vị đứng đầu cơ quan thực thi thương mại với Trung Quốc của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Katherine có kinh nghiệm nêu vấn đề và chiến thắng các tranh chấp tại WTO trong việc chống lại Trung Quốc", Clete Willems nhận định.
Tham khảo: CNBC