Người phụ nữ mua 3kg thịt bò với giá siêu rẻ, về ngâm nước thì thịt đổi màu như luộc chín: Đây là đồ giả?
Để mua được miếng thịt ngon và an toàn, chúng ta cần cẩn trọng khi mua hàng.
- 23-07-2024Loại rau được ví như "thịt bò của người nghèo", tốt ngang tổ yến: Sẵn ngoài chợ nhưng ít người biết tên
- 23-07-2024Não người đàn ông "chi chít" đốm trắng, tổn thương nghiêm trọng: BS nói do 1 sai lầm tai hại khi ăn thịt
- 23-07-2024Có nên rã đông thịt bằng lò vi sóng hay không? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai
Tháng 10/2022, một người phụ nữ ở Sơn Đông (Trung Quốc) khi lướt mạng xã hội thấy có bán thịt bò, nhìn có vẻ tươi ngon nên đã không chút do dự đặt mua 3 cân với giá 105 NDT (khoảng 370.000 đồng). Ngay từ lúc nhận hàng, bà đã thấy miếng thịt khá nặng tay, tươi rói. Phần thịt đỏ au bao quanh phần gân trắng, ở giữa còn có cả xương, nhìn không khác gì thịt bò bán ngoài chợ.
Tuy nhiên, sau khi ngâm nước nửa tiếng, nhìn miếng thịt, người phụ nữ này giật mình bởi nó đã hoàn toàn thay đổi, chẳng khác nào miếng thịt bị luộc chín. Càng nhìn bà càng thấy bất thường nên đã quay video lại rồi đăng lên mạng cầu cứu.
Người phụ nữ cho biết vì thấy bạn bè thường xuyên mua nên bà cũng mua theo. Nào ngờ đâu ngâm nước nửa tiếng đồng hồ lại thành ra thế này. Bà hoang mang tự hỏi: "Đây là thịt gì vậy?".
Video của bà sau khi đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người nghi ngờ: "Giá rẻ thế này thì chắc chắn không phải thịt bò rồi".
Một số cư dân mạng nhận định: "Ngâm nước là chuyển sang màu trắng thì là thịt bò. Gân to thế kia thì không thể là thịt lợn được. Chắc chắn là người phụ nữ này chưa từng nấu ăn bao giờ".
Đa số mọi người đều khẳng định đây là thịt bò, sau khi ngâm nước sẽ bị biến sắc. Trước khi ngâm nước, miếng thịt có màu đỏ tươi, phần gân cũng đúng là gân bò. Miếng thịt này không có vấn đề gì cả, chỉ là người phụ nữ này không biết mà thôi. Thịt bò sau khi ngâm nước sẽ như vậy, bởi vì máu trong miếng thịt đã bị nước hòa tan loãng ra.
Từ những phân tích trên, cơ bản có thể khẳng định miếng thịt mà người phụ nữ mua không phải thịt giả. Nếu có vấn đề thì chỉ có thể là thịt chưa được tươi ngon, có thể đã được bảo quản lạnh.
Phân biệt thịt bò thật - giả
Hiện nay trên thị trường, có nhiều người vì lợi nhuận nên đã dùng thịt kém chất lượng để giả thịt bò. Loại thịt giả chủ yếu là thịt lợn.
Vậy làm thế nào để phân biệt thịt bò thật giả?
1. Nhìn màu sắc
Màu sắc của thịt bò sẽ đậm hơn rất nhiều so với thịt lợn, cũng đỏ hơn thịt dê. Thịt bò thật sẽ có màu đỏ tươi, nhìn chung có thể phân biệt bằng mắt thường.
Thịt bò giả sẽ có màu nhạt hơn, bởi vì chúng thường là thịt tổng hợp, có loại còn được xử lý qua, vì vậy rất khó có thể đạt được màu sắc như thịt bò thật.
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy ngoài phần thịt đỏ au, bên ngoài phần cơ của thịt sẽ được bao bọc bởi một lớp màu trắng. Gân bò và thịt sẽ xen kẽ với nhau, tạo thành một sự chuyển đổi rất tự nhiên. Thịt bò giả sẽ không thể làm được như vậy.
2. Ngửi mùi
Ngoài việc nhìn thì bạn có thể ngửi. Khi chọn mua thịt bò, bạn hãy thử ngửi mùi của miếng thịt, nếu miếng thịt có mùi hôi đặc trưng của thịt bò thì đó là thịt thật. Mùi của thịt bò sẽ không nồng như thịt dê nhưng vẫn có thể ngửi thấy. Thịt bò giả cơ bản sẽ không có mùi.
3. Độ săn chắc
Thịt bò thật khi sờ vào thấy thịt dẻo, khô, miếng thịt dính tay và ít có tính đàn hồi. Còn miếng thịt bò giả ấn vào thấy không dính tay, bở, mềm. Miết tay vào miếng thịt bò giả thấy phẩm màu dây ra tay. Phần thịt bên trong khi cắt ra thấy có màu nhạt hơn phần thịt bên ngoài, đồng thời có nước rỉ ra từ miếng thịt hoặc thịt cắt ra có màu nhạt hơn so với phần thịt bên ngoài, dao thái thịt không dính vào và có nước rỉ ra từ miếng thịt thì đây cũng là thịt bò giả từ lợn.
Ở thịt bò thật, khi thái thịt sẽ dính vào dao người thái. Khi ấn nhẹ vào miếng thịt thì ở thịt bò giả sẽ cảm giác được độ dính ít, thịt bở và cứng.
4. Cảm nhận khi ăn
Thịt bò ngon nhất là đem hầm, khi ăn sẽ thấy giòn sần sật, có thể nhìn thấy rõ các thớ thịt. Còn thịt bò giả khi ăn sẽ dễ bị mềm, bở, nếu hầm lâu sẽ bị nát. Đây là cách dễ dàng nhất để phân biệt thịt bò.
Theo Sohu
Đời sống & pháp luật