Người sống lâu thường sở hữu 3 đặc điểm ở lòng bàn chân, hy vọng bạn không thiếu cái nào
Những người sống lâu thường có không ít điểm chung về lối sống, chế độ dinh dưỡng và thậm chí cả ngoại hình.
- 07-09-2024Người ăn nhanh và người ăn chậm, ai sống lâu hơn? Bác sĩ tiết lộ chênh lệch tuổi thọ có thể lên đến 10 năm
- 05-09-20242 loại nước “trường thọ” giúp người dân Vùng Xanh sống lâu hơn vùng khác: Rất sẵn ở Việt Nam
- 05-09-2024Người ngủ 9 tiếng và người ngủ 4 tiếng/ngày, ai sống lâu hơn? Nghiên cứu 1 triệu đối tượng chỉ rõ điểm chung trong giấc ngủ của người đoản thọ
Để dự đoán một người có thể sống lâu hay không cần dựa trên rất nhiều yếu tố. Trong đó có một số đặc điểm ở lòng bàn chân mà không phải ai cũng biết. Bởi vì lòng bàn chân có thể phản ánh nhiều điều về sức khỏe. Nó là nơi tập trung nhiều kinh tuyến và huyệt đạo quan trọng, ở xa trái tim nhất. Thậm chí nhiều bác sĩ y học cổ truyền còn ví lòng bàn chân như “trái tim thứ hai” trên cơ thể.
Những người khỏe mạnh, sống lâu thường sở hữu 3 đặc điểm này ở lòng bàn chân:
1. Lòng bàn chân hồng hào
Chúng ta thường dùng từ trắng hồng để khen ngợi về làn da của người khác, trên thực tế bàn chân cũng vậy. Đặc biệt là ở lòng bàn chân.
Như đã nói, bàn chân là nơi xa tim nhất của cơ thể con người, nếu khí huyết lưu thông không ổn định thì bàn chân sẽ cảm nhận thấy trước tiên. Lúc này, lòng bàn chân trông sẽ rất nhợt nhạt, thiếu sức sống. Còn nếu da chân, lòng bàn chân đặc biệt thâm đen, trắng bệch thì điều này có thể là do máu lưu thông tới chân bị tắc nghẽn. Đặc biệt là các vấn để về mạch máu ngoại biên. Hoặc lòng bàn chân có màu vàng đậm, tái xanh… thường liên quan tới bệnh về gan, mật, tụy.
Nếu kiểm tra thấy lòng bàn chân của mình có màu trắng hồng hoặc hồng hào thì điều này cho thấy bạn có thể trạng tốt, không cần lo lắng nhiều đến sức khỏe. Bởi vì tuần hoàn máu, hệ miễn dịch của bạn đều tốt, thải độc trơn tru nên sẽ có khả năng sống lâu hơn.
2. Lòng bàn chân ấm
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng người thường xuyên bị lạnh tay chân, ngay cả trong mùa hè thường ít sống thọ hơn những người có tay chân ấm áp. Bởi nếu cơ thể lưu thông khí huyết không tốt thì toàn bộ bàn chân, bao gồm cả lòng bàn chân của bạn sẽ lạnh hơn so với những người khác.
Cần lưu ý, lạnh bàn chân bất thường có thể là biểu hiện cảnh báo nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn đông máu, tiểu đường, hội chứng Raynaud do hẹp động mạch rất nguy hiểm. Bàn chân lúc nào cũng lạnh còn cho thấy sức đề kháng của cơ thể kém hơn, hormone trong cơ thể không ổn định, trao đổi chất kém. Như vậy thì khó mà sống khỏe và sống lâu được.
Ngoài ra, căng thẳng quá mức, cơ thể gầy gò và lượng đường trong máu thấp cũng dễ dẫn đến triệu chứng lạnh tay chân. Nhưng nó sẽ không quá nghiêm trọng và dễ dàng khắc phục khi thời tiết ấm lên, ngâm chân, đi tất hoặc vận động.
3. Lòng bàn chân đàn hồi tốt, không sưng phù
Lòng bàn chân cả ngày phải chịu áp lực để nâng đỡ cơ thể, tiếp xúc với giày dép hoặc bùn đất. Nó cũng là nơi tập trung nhiều huyệt đạo, nằm xa tim và phản ánh quá trình bơm máu của toàn cơ thể. Vì vậy, nếu cơ thể có vấn đề lòng bàn chân sẽ ngay lập tức bị ảnh hưởng, dễ thấy bằng mắt thường.
Nếu như lòng bàn chân của bạn mềm mại, có độ đàn hồi tốt, không bị sưng phù thì tức là bạn khỏe mạnh và có khả năng sống lâu cơ hơn. Bởi điều này cho thấy máu lưu thông tốt và các chức năng của cơ thể được duy trì tốt. Chức năng thải độc, tự phục hồi của cơ thể cũng tốt. Từ đó có thể thấy gan, thận hoạt động bình thường.
Ngược lại, lòng bàn chân cứng hoặc thậm chí là chai không chỉ là dấu hiệu của bệnh tại chỗ của bàn chân, do chịu áp lực lớn mà còn báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ như lưu thông máu kém, lão hóa nhanh dẫn tới các tế bào khó phục hồi, tích tụ nhiều độc tố, chức năng gan thận kém… Thậm chí, phù nề ở lòng bàn chân kéo dài còn có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Triệu chứng sưng, đau lòng bàn chân thường do nguyên nhân thuộc về cơ xương khớp như viêm, nhiễm trùng, chấn thương....
Tất nhiên, đặc điểm ở lòng bàn chân chỉ có thể phản ánh một phần về sức khỏe và tuổi thọ. Nếu muốn sống lâu vẫn chú ý tới lối sống tổng thể từ ăn uống, ngủ nghỉ tới thể dục thể thao, sức khỏe tinh thần, thăm khám sức khỏe.
Nguồn và ảnh: Sohu, Sunday More
Phụ nữ mới