Người thành thị nói gì khi được khuyên "không nên tham gia giải cứu nông sản"?
Lời khuyên của ông Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đang tạo nên làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội. Nhiều người đồng tình vì cho rằng, "năm nào cũng giải cứu", nhưng số khác lại xót xa trước hoàn cảnh của người nông dân và khẳng định "sẽ tiếp tục giúp đỡ".
- 12-05-2018Dân bán hàng trên Facebook chịu tác động thế nào khi phải đăng ký với Bộ Công Thương?
- 12-05-2018Làm thế nào để bắt đầu cuộc sống không rác thải? Một việc không dễ song đáng để thực hiện!
- 12-05-2018Câu chuyện của chàng trai 29 tuổi biến bức tường Cối Xay Gió thành biểu tượng mới ở Đà Lạt
Trong buổi trao đổi với báo Trí Thức Trẻ, ông Thế Anh chia sẻ, việc giải cứu sẽ khiến người nông dân càng thêm ỷ lại và mất đi tính cạnh tranh, bất đắc dĩ lắm mới phải làm, mà chúng ta lại làm từ năm này qua năm khác. Ông cho rằng, người đô thị không nên giải cứu nông dân khiến họ giữ thói quen cũ, chờ đợi được bao tiêu sản phẩm. Trong khi đó, đối với nền kinh tế thị trường, việc đầu tiên là phải tự lo, khó khăn gì Nhà nước mới hỗ trợ sau.
Theo ông Thế Anh, người nông dân phải tập nghĩ trước khi bắt tay vào làm. Trong nền kinh tế thị trường, họ phải bỏ lối suy nghĩ trồng, cây chăn nuôi theo phong trào. Các sản phẩm nông sản cần giải cứu trong thời gian qua, chủ yếu chỉ dựa vào một đầu ra tiêu thụ duy nhất, nên khi cầu giảm thì thiệt hại của nông dân rất lớn.
Mỗi năm người thành thị lại được kêu gọi "giải cứu" một loại nông sản.
Muốn làm kinh tế nông nghiệp thành công, trước tiên phải biết thị trường cần gì, muốn gì, tìm hiểu nguồn ra và chủ động các phương án để tiêu thụ sản phẩm. Sự hỗ trợ ban đầu của chính quyền địa phương là cần thiết, nhưng về sau người dân sẽ phải tự chủ động, tự làm.
Trước lời kêu gọi giải cứu nông sản đang lan rộng trên mạng xã hội, người dân thành thị có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người bình luận cho rằng, việc giải cứu nhiều quá sẽ tạo thành 1 thói quen tiêu cực cho người nông dân. Họ sẽ hình thành tâm lý là cứ trồng đi, nếu không bán được thì có người giải cứu rồi.
Facebooker Lê Thanh Nhi bình luận: "Hãy để kinh tế thị trường chọn lọc tự nhiên, còn cứu là hại dân đó. Cứu họ tức là cho họ chén cháo lúc đói, những không thể cứu được cả phần đời con lại họ sống nghèo khổ".
Thành viên Lê Minh đồng tình: "Nông dân trồng theo phong trào, tự phát, cứ thấy gì giá cao là ồ ạt trồng. Nhiều chỗ đã đua nhau trồng chuối với mít nữa. Cứ giải cứu thế này thì không phải giải pháp mà tạo ra tâm lý ỷ lại cho người nông dân".
Bên cạnh đó, nhiều người vẫn ủng hộ việc giải cứu nông sản, tuy nhiên, họ nhấn mạnh cần có phương thức giải cứu đúng đắn để không còn phải giải cứu nông sản trong những năm tiếp theo.
Facebooker Ngọc Diệu thì có ý kiến rằng: "Giải cứu theo cách nào mới quan trọng. Nhà nước và các tổ chức nên có chính sách hỗ trợ giúp nông dân bán hàng một cách chuyên nghiệp hơn".
Theo thành viên Lê Thuận: "Vẫn cứu nhưng cần giải pháp phù hợp, không cứu người nông dân biết phải làm sao? Nước còn nghèo, kĩ thuật chưa cao, không có giải pháp từ trên đưa xuống mà nông dân tự nghĩ ra thì hơi khó, thế hệ trẻ với chất xám bỏ nghề nông hết rồi".