Người thông minh tuyệt đối biết cách nghỉ ngơi: Bỏ mấy chục triệu đi nghỉ dưỡng mà vẫn thấy bức bách thì đúng là "có lớn mà không có khôn"!
Nếu bạn cảm thấy việc dọn dẹp nhà tắm giúp bạn xóa tan mệt mỏi hơn là việc ngồi tàu lượn, vậy thì cứ làm thôi, đừng quan tâm thế giới ngoài kia người ta đang chơi cái gì.
- 22-11-2018Lần đầu livestream trên Facebook, Nguyễn Quốc Cường giải đáp thắc mắc về việc thôi chức vụ và chuyện cưới Đàm Thu Trang
- 22-11-2018Nơi an toàn nhất đôi khi cũng là nơi nguy hiểm nhất: 8 yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư từ những vật dụng quen thuộc trong phòng ngủ của bạn
- 22-11-2018Thích cô độc nhưng khao khát nhận được quan tâm, nhạy cảm và sĩ diện cao: Xin chúc mừng, bạn là mẫu người hướng nội điển hình
Thế nào là nghỉ ngơi?
Tại sao ngủ những 11 tiếng đồng hồ rồi nhưng bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi?
Tại sao bạn dành ra mấy chục triệu đi nghỉ dưỡng ở biển gần đảo xa nhưng vẫn không hề cảm nhận lại được sự năng nổ, nhiệt tình của những ngày trước?
Rốt cuộc thì hàm nghĩa thực sự của nghỉ ngơi là gì?
Hàm nghĩa thực sự của việc nghỉ ngơi là gì?
Đó là sự phục hồi sau những cảm giác mệt mỏi, là sự thả lỏng tinh thần để khi quay trở lại với công việc hay học tập bạn sẽ lấy lại được sự nhiệt huyết, vui vẻ.
Nếu như việc nghỉ ngơi của bạn không đem lại cho bạn những điều đó, vậy thì, bất kể những hoạt động đó nghe có vẻ thư giãn, trông có vẻ "high" bao nhiêu thì đó cũng đều là sai lầm.
1. Những người hoạt động trí óc, ngủ chưa chắc đã có tác dụng
Bạn chủ trì hội nghị cả ngày, khi tất cả đã xong xuôi, bạn tự nhủ với mình rằng: mệt quá rồi, hôm nay nhất định phải ngủ một giấc thật ngon. Phản ứng đầu tiên của chúng ta đối với việc cảm thấy mệt mỏi đó là "đi nằm một tí".
Ngủ là một phương pháp nghỉ ngơi hiệu quả, nhưng hiệu quả của nó chỉ đối với những người ngủ không đủ giấc hoặc những người lao động thể lực. Đối với những người lao động chân tay mà nói, cảm thấy mệt mỏi chủ yếu là do cơ thể sản sinh ra nhiều vật chất axit, nếu quá mệt mỏi thì bạn nên nghỉ ngơi "tĩnh".
Thông qua giấc ngủ, bạn có thể bổ sung những năng lượng đã mất đồng thời đào thải những chất không cần thiết. Nếu không quá mệt, có thể lên giường nằm một lúc, nhắm mắt lại, để cơ thể và thần kinh được thả lỏng hoàn toàn rồi sau đó tiếp tục hoạt động.
Nhưng nếu bạn là dân công sở, là những người cả ngày ngồi làm việc trong văn phòng thì thứ bạn cần không phải là phương pháp nghỉ ngơi "tĩnh" để hồi phục cơ thể mà là nên tìm một việc gì đó khiến thần kinh được thư giãn. Giờ bạn có thể hiểu tại sao dù có nghỉ ngơi cả ngày, không đi đâu vào hai ngày cuối tuần nhưng vẫn thấy uể oải nhưng chỉ cần sau khi tan làm, đi bơi khoảng nửa tiếng là mặt mũi lại tươi tắn.
2. Không cần dừng lại, chỉ cần thay đổi
Nếu như giấc ngủ không thể giúp chúng ta xóa tan mệt mỏi vậy thì phải làm sao mới được? Đáp án chính là không cần dừng hoạt động, chỉ cần thay đổi nội dung hoạt động.
Nhà tâm sinh lý học người Nga Ivan Mikhaylovich Sechenov đã từng làm một thí nghiệm, để làm giảm đi sự mệt mỏi ở bàn tay phải, ông đã áp dụng hai cách sau: một là dừng hoạt động cả hai bàn tay, cách thứ hai là cho tay phải nghỉ ngơi còn tay trái vẫn hoạt động một cách thích hợp, sau đó dùng máy đo lường sự mệt mỏi tiến hành trắc nghiệm sức nắm của bàn tay phải.
Kết quả cho thấy, ở cách thứ 2, mệt mỏi ở bàn tay phải được xua tan nhanh chóng hơn. Điều này chứng minh thay đổi nội dung hoạt động là một phương pháp nghỉ ngơi tích cực.
Nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp Jean-Jacques Rousseau đã từng chia sẻ kinh nghiệm mà ông rất tâm đắc: "Tôi vốn không phải là người sinh ra để làm nghiên cứu, bởi vì chỉ cần làm việc trong khoảng thời gian hơi dài một chút thôi là liền cảm thấy mệt mỏi, thậm chí tôi còn không thể tập trung vào một vấn đề nào đó trong vòng 30 phút liền.
Nhưng, khi liên tiếp nghiên cứu những vấn đề khác nhau, thậm chí không ngắt quãng, tôi vẫn có thể nhẹ nhàng thoải mái vui vẻ mà tư duy từng vấn đề một, bởi vấn đề này có thể làm tiêu tan đi mệt mỏi mà vấn đề khác đem lại mà chẳng phải cần đến nghỉ ngơi. Tôi đã áp dụng triệt để đặc điểm mà tôi phát hiện ra này trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi nghiên cứu các vấn đề một cách xen kẽ. Như vậy, dù cả ngày có làm nghiên cứu tôi cũng không cảm thấy quá mệt mỏi."
Vì vậy, nếu bạn có nhiều công việc cần phải giải quyết, cách tốt nhất là hãy làm xen kẽ, đừng gắng sức làm cho xong một việc rồi mới bắt tay sang việc thứ hai, như vậy bạn sẽ rất nhanh mệt mỏi.
3. Cách nghỉ ngơi tốt nhất đó là khơi lại nhiệt huyết với cuộc sống
Sự mệt mỏi của chúng ta chủ yếu xuất phát từ sự nhàm chán của cuộc sống hiện tại, vì vậy cách tốt nhất để làm tan biến những sự mệt mỏi đó là những hoạt động có thể khiến chúng ta tìm lại được sự nhiệt tình trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Làm xong một việc rồi có thể hạnh phúc thốt lên rằng: "Ngày mai lại là một ngày mới" sẽ giúp bạn lấy lại được tinh thần, sự nhiệt huyết đồng thời giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn, nhưng tiếc rằng, đây lại chính là điều mà chúng ta đang thiếu - trí tượng tượng đối với "nghỉ ngơi". Cách tốt nhất mà chúng ta có thể nghĩ ra để đối phó với sự mệt mỏi lại chỉ là ngủ hoặc là lao đầu vào vui chơi một cách không suy nghĩ.
Dưới đây là danh sách một vài hoạt động, ý tưởng cơ bản là lấy "làm" để giải quyết "mệt mỏi", dùng sự nghỉ ngơi tích cực để thay thế cho sự buông thả tiêu cực. Tất nhiên, phương pháp phù hợp nhất vẫn phải do bạn tự mình khám phá.
Thực ra, nếu như bạn cảm thấy việc dọn dẹp nhà tắm thú vị hơn là việc ngồi tàu lượn, vậy thì cứ làm thôi, đừng quan tâm thế giới ngoài kia người ta đang chơi cái gì.
1. Thay vì đi karaoke hát đi hát lại mấy bài hát đến mòn cả mic, hãy thử dành ra hai tiếng đồng hồ đọc những cuốn truyện tranh hay tiểu thuyết khiến bạn thoải mái.
2. Từ bỏ việc đi bar vào mỗi tối thứ 7, ở nhà 10h đi ngủ sau đó 7h sáng thức dậy, đi dạo ở những con phố vắng vẻ hoặc xem những bộ phim chiếu trên tivi vào mỗi sáng sớm mà trước giờ bạn chưa có cơ hội xem, bạn sẽ phát hiện ra ngày hôm nay so với trăm nghìn cái cuối tuần trước đó của bạn hoàn toàn không giống nhau.
3. Đừng đi tới những con phố du lịch mà bạn đi cả trăm lần trong năm nữa, tìm một con phố mà bạn trước giờ chưa từng đi và đi hết con phố đó. Bạn sẽ phát hiện ra cái thành phố mà bạn luôn cảm thấy ngấy đến tận cổ này thực ra cũng rất là xinh đẹp và thú vị.
4. Du lịch chứ không phải là thay đổi môi trường hít thở. Đi đến một nơi khiến chuyến hành trình này của bạn làm bạn thỏa mãn, hài lòng, cảm nhận sự kì diệu của cuộc sống ngoài bán kính, phạm vi kinh nghiệm của bản thân thay vì ngồi 5 tiếng đồng hồ trên máy bay chỉ để thay đổi nơi để bơi, đánh tennis…
5. Từ cuối tuần này, học cho mình một môn nghệ thuật nào đó, chẳng hạn như đánh đàn, nhảy, vẽ, thêu…
6. Đi xã giao. Đừng nghĩ rằng xã giao luôn khiến người khác mệt mỏi, xã giao chẳng qua chỉ là nói chuyện mà thôi. Nói chuyện, tâm sự với người khác sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn, giúp bạn có được cảm giác được đồng cảm, giống như được trút hết ra vậy. Bạn nên dành ra hai ba ngày mỗi tuần nói chuyện, dành thời gian cho đồng nghiệp, bạn bè hay người thân, nó khiến bạn không mất đi sự hoạt bát bẩm sinh giữa quỹ đạo cuộc sống sáng 9h đi làm, chiều 5h tan làm nhàm chán và nhạt nhẽo của mình.
Dành ra một chút thời gian nghỉ ngơi có thể khiến bạn hồi phục được tinh thần, thể lực, khiến bạn có tinh thần để làm bất cứ công việc nào, giải quyết bất cứ vấn đề nào, khiến bạn cảm thấy vui vẻ, tích cực hơn với cuộc sống, trên đời này có sự đầu tư về thời gian nào có lợi cho bạn hơn là đầu tư cho nghỉ ngơi không?
Mỗi người cần phải từ bỏ suy nghĩ chỉ chăm chăm vào công việc mà tiếc không nghỉ ngơi đi. Tư tưởng "phấn đấu miệt mài, không ngừng nghỉ" đó là một sai lầm, bạn cần phải cho nó ra khỏi đầu mình ngay lập tức. Người đến thời gian nghỉ ngơi cũng tiếc, tuyệt đối không phải là một người thông minh.
Trí thức trẻ