Người trẻ ngày càng “rỗng ví” vì bị “giăng bẫy” trên mạng xã hội
Vì nhiều lý do, mạng xã hội (MXH) đang có những tác động tiêu cực đến thói quen chi tiêu của người trẻ.
- 31-05-2023Không phải tiêu hoang, đây mới là căn nguyên khiến 1 người suốt đời 'rỗng túi'
- 26-04-20234 hành vi tưởng như tiết kiệm nhưng thực ra là nguồn cơn khiến bạn "rỗng ví", kiếm được bao nhiêu cũng hết: Toàn lỗi sai tai hại!
- 19-04-20204 sai lầm trong tiêu tiền mà tới 90% các cặp vợ chồng trẻ đều mắc phải khiến tiền kiếm bao nhiêu vẫn "rỗng ví" và 3 cách khắc phục
MXH khuếch đại quan điểm chúng ta cần nhiều hơn nữa
Hiện nay, không khó để tìm những bài đăng về cách người trẻ kiếm tiền trên các nền tảng MXH, đây được cho là một trong những cách tăng thu nhập mới. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải người trẻ nào cũng có thể làm được điều đó.
Đối với Gen Z (sinh từ năm 1997-2012) và Millennials (sinh từ năm 1981 đến năm 1996), các ứng dụng truyền thông xã hội khiến họ ngày càng lo lắng hơn về tài chính cá nhân. Theo cuộc khảo sát Gen Z và Millennials hàng năm lần thứ 12 của Deloitte, 51% Gen Z và 43% Millennials nói rằng MXH khiến họ muốn mua những thứ mà họ biết là bản thân không đủ khả năng chi trả. Được biết cuộc khảo sát này đã thu thập phản hồi từ hơn 22.000 người trả lời thuộc Gen Z và Millennials ở 44 quốc gia.
Paige Pritchard, 33 tuổi, đã tiêu toàn bộ số tiền lương 60 nghìn đô la/ năm của mình - khi sống ở nhà với bố mẹ sau khi học đại học - thừa nhận rằng cô ấy mua đồ một cách bốc đồng. Đầu tiên cô cho rằng đó là một cách để giảm bớt căng thẳng. "Tiêu tiền biến thành một nguồn giải trí". Bên cạnh đó, mua hàng dựa trên những gợi ý ở trên MXH cũng là một trong những yếu tố chính khiến cô vung tiền không phanh.
Sau một quá trình cố gắng để thoát khỏi những thói quen chi tiêu xấu, Pritchard nhận ra có 4 điều mà MXH luôn cố gắng tác động để bạn chi tiêu nhiều hơn. Thứ nhất, luôn có thứ gì đó "mới hơn" và "tốt hơn" được tung hô là thứ "phải có". "Ngay sau khi bạn mua sản phẩm nào đó và bạn bắt đầu sử dụng nó, thứ gì đó tốt hơn sẽ xuất hiện. Việc liên tục sử dụng những sản phẩm mới không chỉ gây ra lãng phí tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến môi trường".
Tiếp theo, thuật toán của MXH sẽ giúp bạn tiếp cận được với những người tiêu rất nhiều tiền hàng ngày, thường là để mua hàng xa hoa. Điều này khiến người xem cảm thấy họ nên làm như vậy để đối xử tốt hơn với bản thân.
Một cái bẫy khác của MXH là khiến mọi người cảm thấy họ phải có "mọi thứ" cùng một lúc, chẳng hạn như thiết bị phù hợp với sở thích và lối sống hàng ngày. "Nếu bạn chuyển đến một ngôi nhà mới, nó phải được trang bị đầy đủ. Nếu bạn bắt đầu một sở thích mới, bạn phải có tất cả các thiết bị cho sở thích đó. Nếu sắp sinh con, bạn phải có tất cả đồ dùng cho em bé. Nếu bạn đang bắt đầu một công việc mới, bạn phải tân trang lại toàn bộ tủ quần áo của mình".
Hơn thế nữa, MXH thúc đẩy tư duy được ăn cả ngã về không khi nói đến thói quen tiêu dùng của chúng ta, đặc biệt là khi chúng ta bước sang một giai đoạn mới của cuộc sống. Nó làm chúng ta nghĩ rằng bản thân không thể ổn nếu không chi nhiều tiền hơn.
MXH không chỉ làm "rỗng ví" mà ảnh còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý
Ngoài ra, tháng 7 năm ngoái, một nghiên cứu của Bankrate cho thấy gần 2/3 người dùng MXH đã hối hận sau khi mua hàng bởi vì sự tác động của MXH. Nhà phân tích Sarah Foster của Bankrate.com chia sẻ với Fortune rằng những giao dịch mua đó thường bắt nguồn từ các quảng cáo thông minh hoặc nội dung được tài trợ từ những người có ảnh hưởng trên MXH, "thường có thể gây hại cho tài chính của chúng ta nhiều hơn là mang lại lợi ích cho cuộc sống của chúng ta".
Bên cạnh đó, Michele Parmelee - một trong những lãnh đạo ở Deloitte - cho biết việc chi tiêu nhiều hơn có thể xuất phát từ việc thường xuyên nhìn thấy các bài đăng từ bạn bè hoặc những người có ảnh hưởng khoe những bộ quần áo sang trọng và các kỳ nghỉ, cũng như các quảng cáo tràn lan trên MXH. "Theo những cách đó, MXH có thể tạo ra mong muốn có nhiều thứ hơn và tiêu nhiều tiền hơn", cô chia sẻ với Fortune .
Đó là con dao hai lưỡi: Việc sử dụng MXH và việc mua sắm sau đó làm tổn hại đến ví tiền và cái tôi của người dùng. Người dùng MXH có nhiều khả năng cảm thấy tiêu cực về tình hình tài chính của họ hơn bất kỳ khía cạnh nào khác trong cuộc sống. Theo nghiên cứu của Bankrate, điều đó chủ yếu do tâm lý so sánh: Nhiều Gen Z và Millennials cho biết họ cảm thấy tồi tệ về tài chính của mình sau khi xem bài đăng trên MXH của người khác.
Theo báo cáo của Deloitte, dành nhiều thời gian trực tuyến không giúp ích gì, 20% Gen Z dành 5 giờ trở lên mỗi ngày cho riêng các nền tảng truyền thông xã hội video. Trong khi đó, 17% số người thuộc Millennials dành 5 giờ trở lên mỗi ngày cho các trang MXH truyền thống. Họ tin rằng điều này có tác động lẫn lộn đến cuộc sống của họ.
Trên thực tế, MXH đang ngày càng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người trẻ, không chỉ khiến họ rỗng túi mà còn có tác động tiêu cực đến tâm lý của giới trẻ.
Phụ nữ Việt Nam