Người trong cuộc nuối tiếc sau cú sập của SVB: Ngân hàng cho những doanh nghiệp tí hon "tiếng nói", giống "khu chợ quê" nơi người đứng quầy biết tên mọi khách hàng...
Cho dù nguyên nhân đằng sau khiến Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) sụp đổ có là gì, sự ra đi của họ để lại khoảng trống lớn cho các công ty khởi nghiệp của Mỹ.
- 12-03-2023Tự nhảy vào ‘cái bẫy’ do chính mình giăng ra: Số phận SVB đã được định đoạt từ nhiều năm trước?
- 11-03-2023Tâm lý bất an khiến các nhà đầu tư bán cổ phiếu ngân hàng ở Mỹghi rõ ở thị trường nào
- 10-03-2023Một ngân hàng sụp đổ, một ngân hàng khác chao đảo, cổ phiếu giảm 60% trong 1 phiên: Chuyện gì đang xảy ra với hệ thống ngân hàng Mỹ?
*Đây là quan điểm từ nhà đầu tư nổi tiếng Michael Moritz, chuyên gia tại quỹ đầu tư mạo hiểm Sequoia Capital. Quỹ này đứng sau thành công của nhiều gã khổng lồ công nghệ bao gồm Apple, Google, Yahoo, YouTube…
Nếu để so sánh giữa thành phố Siena nằm ở vùng đồi núi Tuscany của Italy, với quận Santa Clara ở vùng đồng bằng California của Mỹ, chúng ta sẽ không thấy có điểm nào tương đồng. Nhưng với sự vụ vài ngày qua trong ngành ngân hàng Mỹ, mối liên kết giữa hai nơi này trở nên rõ ràng đến đau lòng.
Tại Siena, ngân hàng Monte dei Paschi di Siena đã đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng địa phương. Đây là một trong những ngân hàng lâu đời nhất thế giới khi được thành lập từ năm 1472. Tại Santa Clara, Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) được thành lập vào năm 1983 và nổi tiếng là trụ cột của ngành công nghệ.
Lịch sử hoạt động của mỗi ngân hàng trên thế giới là khác nhau, nhưng trường hợp của hai ngân hàng kể trên lại có những nét tương đồng. Kể từ năm 2013, ngân hàng Monte dei Paschi di Siena chìm trong thua lỗ và cộng đồng địa phương bắt đầu bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn và nhiều tổ chức cộng đồng mất đi nguồn tài trợ quan trọng. Cả Siena và cùng nông thôn lân cận đều nghèo đi vì những rắc rối từ ngân hàng.
Còn đối với các công ty khởi nghiệp hoạt động tại Thung lũng Silicon trong 40 năm qua, SVB là đối tác kinh doanh quan trọng nhất. Đến tận trước khi vụ việc xảy ra, chúng tôi vẫn khuyến khích các các nhà sáng lập công ty nên tạo một tài khoản tại SVB.
Trước khi SVB ra đời, một công ty non trẻ rất khó, thậm chí là không thể, đảm bảo một mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng lớn và lâu đời. Các công ty công nghệ ở bờ tây quá bé nhỏ trong mắt các ngân hàng lớn ở phía đông. Khách hàng của họ toàn là những hãng hàng không quốc tế, ngành công nghiệp nặng và các tập đoàn bán lẻ trên toàn quốc. Các công ty khởi nghiệp thì thường do những trẻ tuổi sáng lập, nên đã bị phớt lờ.
Khi công nghệ len lỏi vào từng lĩnh vực của nền kinh tế, SVB dấn thân theo. Ngân hàng này mở chi nhánh tại những nơi mà các công ty start-up hoạt động, cả ở Mỹ và nước ngoài. Giống như chúng tôi, SVB trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn không bỏ cuộc. Cuối cùng, vận may đến với SVB đã phản ánh thời cơ của nền kinh tế khởi nghiệp.
Nói một cách ngược đời, SVB đã phải trả giá cho lòng trung thành của mình. Mọi người sẽ bàn tán nhiều về nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của SVB, nhưng ít ai nhắc đến tầm quan trọng của ngân hàng này đối với chúng tôi ở Thung lũng Silicon.
SVB luôn sát sao theo định hướng ban đầu và quan tâm đến từng khách hàng của mình. Tại thời điểm thông báo phá sản, hầu hết 40.000 khách hàng của SVB đều là các công ty công nghệ, một con số rất nhỏ so với các ngân hàng lớn.
Nhiều công ty ví SVB giống như một khu “chợ quê” thân thương, nơi mà người đứng quầy biết tên từng khách hàng của họ. Người bán luôn thân thiện, nhưng vẫn tính giá hàng hoá rất thực tế. Điều đó có nghĩa là khi gặp khó khăn, các công ty khởi nghiệp sẽ nhận được sự thông cảm, nhưng cũng tự phải trả giá.
Ngoài hậu thuẫn cho các công ty khởi nghiệp, SVB và nhân viên của họ là những người luôn được tin tưởng trong cộng đồng Thung lũng Silicon. Họ lặng lẽ và khiêm tốn, giúp đỡ cho các sinh viên nộp đơn học đại học, chăm sóc cho các khu vườn chung, hỗ trợ thực phẩm hoặc tinh thần cho người cao niên.
Tôi chắc chắn rằng có nhiều người nhìn, khi vào sự sụp đổ của SVB và những nỗi sợ hãi được gieo rắc trên mạng xã hội mấy ngày qua, sẽ cười thầm khi thấy ngành công nghệ bị giáng một đòn đau. Như vậy cũng không sao. Chúng tôi không mong được đối đãi đặc biệt. Nếu một ngân hàng thất bại, thì đó là cái giá phải trả trong một nền kinh tế mà thành công thì được tưởng thưởng còn thất bại sẽ phải trả giá.
Nhưng nếu những hành động khắc phục sự cố của các cơ quan không được đảm bảo, hàng chục nghìn doanh nhân có nguy cơ không thể trả lương và thực hiện các nghĩa vụ khác, thì cơ hội nắm giữ những công nghệ đột phá của Mỹ cũng sẽ bị suy giảm mạnh.
Khi một cộng đồng mất ngân hàng, cho dù là thành phố ở Italy hay ở Mỹ, nó cũng giống như mất đi một người thân trong gia đình. Và một lần nữa, số phận của hàng nghìn công ty công nghệ nhỏ, cũng như sức sống mới của nền kinh tế khởi nghiệp, sẽ lại nằm trong tay những ngân hàng xa lạ. Và nước Mỹ sẽ càng “nghèo” đi.
Theo FT
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Ngân hàng SVB sụp đổ
Xem tất cả >>- Giải mã nhóm ngân hàng khiến nước Mỹ liêu xiêu trong thời gian vừa qua
- JPMorgan Chase - Hiệp sĩ giải cứu vô số ngân hàng Mỹ hay kẻ cơ hội trục lợi từ khủng hoảng?
- Ngân hàng Mỹ 'bán 0 đồng cũng khó tìm được người mua', cổ phiếu có lúc lao dốc 90%
- Những tòa nhà văn phòng trống trơn vì không ai thuê và mối nguy mới trị giá 20.000 tỷ USD đe dọa các ngân hàng Mỹ
- 4 rủi ro lớn đe dọa hệ thống ngân hàng Mỹ, nguy cơ xuất hiện những vụ tương tự SVB