Người ủng hộ liên tục phải đi cấp cứu, ông Trump quyết định lắc lư theo nhạc 30 phút để giải tỏa không khí căng thẳng
Đây là một kết thúc kỳ lạ cho một sự kiện ở Pennsylvania bắt đầu bằng phần hỏi đáp và kết thúc sau khi ông Donald Trump phát nhạc cho chiến dịch của mình.
- 15-10-2024Bà Kamala Harris đang mất dần lợi thế trước ông Donald Trump
- 15-10-2024Politico: Nước EU bất ngờ chặn 50 tỷ USD tới Ukraine – “Quà lớn” cho ông Trump, Kiev nhận tin xấu
- 15-10-2024Phát hiện gây sốc về những “ fan cuồng của” ông Trump: Hé lộ sự thực nằm ngoài sự tưởng tượng của nhiều người
- 14-10-2024Cố vấn kinh tế kỳ cựu: Ông Trump sẽ không phá giá đô la Mỹ, ngôi vương đồng tiền dự trữ của thế giới sẽ được giữ nguyên vẹn
Tối ngày 14/10 vừa qua, khi ông Trump đang tiến hành phần hỏi – đáp với người dân tại vùng ngoại ô của Philadelphia, một ca cấp cứu khẩn cấp đã xảy ra khiến ông Trump phải tạm hoãn. Một lúc sau, khi ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục thực hiện cuộc đối thoại với người dân, một ca cấp cứu khác lại diễn ra buộc ông Trump phải dừng hoàn toàn buổi vận động tranh cử.
Tuy nhiên, ông Trump không chỉ đơn thuần kết thúc buổi nói chuyện. Là một ứng cử viên chính trị nổi tiếng với những hành động ngẫu hứng, thay vì cố gắng khởi động lại phần hỏi – đáp với người dân, ông quyết định rằng mọi thứ sẽ hấp dẫn hơn khi tất cả mọi người không làm gì khác ngoài nghe nhạc.
Ông Trump đã yêu cầu nhân viên bật danh sách phát nhạc cho chiến dịch của mình, đứng trên sân khấu khoảng nửa giờ và lắc lư theo những bài hát cho tới khi đám đông thưa dần.
Ông lắc lư đầu theo bài hát "Y.M.C.A." của Village People, bài hát kết thúc thường lệ của ông. Ông đung đưa người một cách điệu nghệ theo phiên bản "Hallelujah" của Rufus Wainwright, xem video của Sinead O'Connor, lắc lư theo nhạc của Elvis, ngắm nhìn đám đông khi bài hát "Rich Men North of Richmond" vang lên. Sau đó, ông Trump rời khỏi sân khấu để bắt tay mọi người khi ra về trong tiếng nhạc của bài hát cuối cùng.
Những giai điệu ngẫu hứng này mang lại một kết thúc kỳ lạ cho sự kiện chính trị trên địa hạt quen thuộc của ông Trump. Với sự hỗ trợ của Thống đốc Kristi Noem từ Nam Dakota, ông Trump đã trả lời các câu hỏi trước hàng trăm người tại Trung tâm Triển lãm Greater Philadelphia ở Oaks, cách Philadelphia khoảng 29km về phía tây bắc.
Những câu hỏi từ các khán giả thân thiện đã cho phép ông Trump đưa ra một loạt các điểm thảo luận về vấn đề kinh tế, nhập cư và tạo ra các cuộc công kích vào Phó Tổng thống Kamala Harris. Nhưng bầu không khí của sự kiện đã thay đổi sau khoảng 30 phút, khi hai người trong đám đông cần được chăm sóc y tế do có biểu hiện ngất xỉu.
Khi nhân viên y tế có mặt để xử lý vụ cấp cứu đầu tiên và làm mọi người trong căn phòng trở nên căng thẳng, ông Trump đã yêu cầu đội ngũ chiến dịch của mình bật một bản nhạc "Ave Maria". Vài phút sau, sau khi người bệnh được đưa ra ngoài trên cáng, Thống đốc Noem đã cố gắng quay lại phiên hỏi đáp. Nhưng nỗ lực đó đã dừng lại đột ngột vì một người khác cũng đột nhiên cần được chăm sóc y tế.
Lúc này, ông Trump đã yêu cầu bật điều hòa không khí. Bà Noem – trong nỗ lực cố gắng đưa cuộc thảo luận quay trở lại - đã nói đùa về lạm phát rằng: "Có lẽ họ không đủ khả năng chi trả tiền điện, thưa ngài."
Sau đó, ông Trump yêu cầu trình chiếu biểu đồ về nhập cư mà ông đã cho khán giả xem tại hầu hết các cuộc vận động tranh cử gần đây và ra lệnh mở bài "Ave Maria". Nhưng cuối cùng, ông Trump quyết định kết thúc phiên hỏi đáp chỉ sau năm câu hỏi.
"Chúng ta đừng hỏi thêm câu hỏi nào nữa. Giờ chỉ cần nghe nhạc thôi", ông nói. "Chúng ta hãy biến buổi này thành một sân khấu nhạc kịch. Ai mà muốn nghe câu hỏi chứ, đúng không?"
Đám đông phía dưới reo hò tán thành. Đây là dấu hiệu cho thấy những người ủng hộ ông Trump đổ xô đến các cuộc vận động tranh cử của ông chỉ để được ở gần ông cũng như để nghe ông đưa ra những quan điểm chính trị mà họ vốn đã thuộc lòng.
Khi ông Trump đứng nghe những bài hát đầu tiên, đám đông chen chúc giữa trung tâm triển lãm đa phần vẫn ở nguyên tại chỗ, quay phim ông bằng điện thoại và đôi khi hát theo.
Những người ủng hộ ông Trump thường phải đợi hàng giờ để xem các cuộc mít tinh của ông, và có thể có những hàng dài người xếp hàng để lấy thức ăn, nước uống và đi vệ sinh. Tại một số sự kiện ngoài trời vào mùa hè này, những người tham dự đã cần được chăm sóc y tế vì các bệnh liên quan đến sốc nhiệt.
Thông thường, tại các sự kiện khác, ông Trump sẽ đưa quay lại với những phát biểu đã định kể cả khi có những người gặp vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, vào tối ngày 14/10, ông có vẻ muốn thay đổi. Sau khi đưa ra những tuyên bố giống như lời bế mạc, ông Trump đề nghị trả lời thêm một hoặc hai câu hỏi nữa. Khi đám đông reo hò tán thành, ông nói: "Cùng làm thôi", nhưng sau đó nói rằng ông sẽ bật bài "Y.M.C.A." và cho đám đông về nhà.
Nhưng sau khi bài "Y.M.C.A." kết thúc, ông Trump có vẻ hơi bối rối. "Không có ai rời đi cả", ông nói.
"Chuyện gì đang xảy ra vậy?". Khán giả reo hò, và âm nhạc vẫn tiếp tục, trong khi bà Noem đứng ngượng ngùng bên cạnh, và nhiều người trong số khán giả dường như không chắc chắn về việc sự kiện đã kết thúc hay chưa.
Tuy nhiên, khi một bài hát trở thành hai, rồi ba, nhiều người ở phía sau nhà bắt đầu ra về. Khi những hợp âm mở đầu của bản ballad mạnh mẽ "November Rain" của Guns N' Roses vang lên, một trong những phụ tá của ông Trump, Justin Caporale, bước lên sân khấu với một tờ giấy.
Ông Trump đã xem lại nhanh những gì đã được đưa cho mình, và hai người đã nói nhanh vài câu. Sau đó, vài giây sau, ông Trump quyết định rằng đã đến lúc rời khỏi sự kiện. Ông vẫy tay, giơ nắm đấm và cuối cùng rời khỏi sân khấu.
Tham khảo New York Times
Nhịp sống Thị trường
Sự kiện: Nhà Trắng vẫy gọi
Xem tất cả >>- Hiên ngang khi sống sót sau phát súng định mệnh: "Người được chọn" Donald Trump viết nên lịch sử chính trường Mỹ
- Dow Jones tăng dựng đứng 1.500 điểm, S&P 500 phá đỉnh mọi thời đại khi ông Trump đánh bại bà Harris
- Ông Trump khen Elon Musk hết lời trong phát biểu mừng chiến thắng: Nước Mỹ cần bảo vệ con người này vì không ai làm được như ông ấy
- Ông Trump tuyên bố chiến thắng: Chúng ta đã vượt qua những trở ngại mà không ai nghĩ là có thể
- Ông Trump sẽ trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ: Các chính sách kinh tế và quan điểm với những liên minh lớn như NATO sẽ thay đổi như thế nào dưới kỷ nguyên Trump 2.0?