Người Việt có 1 loại lá phơi khô tốt như "thần dược": Uống vào hạ đường huyết, giảm mỡ máu, nhưng phải lưu ý khi dùng
Vào mùa hè, nước lá vối được sử dụng nhiều vì có công dụng giải nhiệt rất hiệu quả. Ngoài ra, lá vối còn giúp thanh lọc cơ thể, giải độc rất tốt.
- 31-05-2024Loại nước là "thần dược" cho giấc ngủ, giúp hạ đường huyết, tiêu hóa khỏe, đánh bay cholesterol: Sẵn ở Việt Nam
- 16-05-2024Vì sao ví hành tây là “thần dược” của nam giới?
- 03-05-2024Nước chanh pha kiểu này thành "thần dược" bổ thận, dưỡng tim: Nhiều người biết nhưng hiếm khi làm
Người Việt có 1 loại lá phơi khô tốt như "thần dược"
Uống nước lá phơi khô là một trong những cách chăm sóc sức khỏe quen thuộc của người Việt. Trong các loại lá, lá vối rất nổi tiếng và được nhiều gia đình sử dụng hàng ngày.
Theo lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Trong y học cổ truyền, vối vị đắng, chát, tính mát. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, sát trùng, hạ khí, tiêu đờm. Vào mùa hè, nước lá vối được sử dụng nhiều vì có công dụng giải nhiệt rất hiệu quả. Ngoài ra, lá vối còn giúp thanh lọc cơ thể, giải độc rất tốt.
Những lợi ích mà cơ thể nhận được nếu uống nước lá vối:
1. Lá vối giúp ổn định đường huyết
Lợi ích đầu tiên của nước vối đó là ổn định đường huyết. Sở dĩ như vậy là bởi vì chúng giàu polyphenol, có thể ức chế men alpha- glucosidase, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Để phòng ngừa bệnh tiểu đường, bạn có thể dùng lá vối 20-30g lá vối phơi khô, hãm hoặc sắc uống trong ngày.
2. Lá vối giúp hạ mỡ máu
Để hạ mức cholesterol trong máu, việc dùng từ 15 đến 20 gram lá hoặc nụ vối, pha như trà hàng ngày hoặc sắc lấy nước cô đặc để chia uống ba lần mỗi ngày là phương pháp được nhiều người áp dụng. Lưu ý rằng, cần kiên trì sử dụng trong một khoảng thời gian dài mới có thể thấy rõ tác dụng mong đợi.
3. Trị đau bụng
Bạn cũng có thể trị đau bụng, chướng bụng từ lá vối. Bằng cách: Chuẩn bị vỏ vối 12g, bán hạ chế 8g, cát sâm sao 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.
4. Chữa tiêu chảy
Để dùng lá vối chữa tiêu chảy. Bạn có thể lá vối 5-10g, vỏ rộp cây ổi (hoặc búp ổi) 10g, núm quả chuối tiêu khô 10g. Sắc với 400 ml, gạn cô lại còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.
5. Trị chốc đầu
Bạn có thể sắc lá vối lấy nước đặc để bôi nhằm chữa viêm da lở ngứa và chốc đầu.
Lưu ý quan trọng khi uống nước lá vối
- Không nên uống nước lá vối quá nhiều
Theo chia sẻ của Lương y Bùi Đắc Sáng, mỗi người chỉ nên hấp thụ một lượng vừa phải nước vối, khoảng một ấm hoặc một ly mỗi ngày. Nếu như bạn uống nước vối quá nhiều sau khi ăn có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất, nếu pha loãng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không nên uống lá vối khi đói bụng
Nếu uống nước lá vối khi đói bụng, bạn dễ gặp cảm giác đầy bụng, cồn cào... Lý do là nước vối khiến cho nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng.
- Những người không nên sử dụng nước lá vối
Những người có cơ thể mảnh mai hoặc sức đề kháng kém nên tránh sử dụng nụ hoặc lá của cây vối. Do lá vối có khả năng điều chỉnh lượng đường huyết và hỗ trợ giảm cân, nó có thể không phù hợp với người gầy yếu.
Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi sử dụng và tránh uống nước vối quá cô đặc, có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Không nên tiêu thụ nước vối với số lượng lớn. Nước lá vối cũng không nên dùng cho trẻ nhỏ.
- Nên sử dụng lá vối khô
Nước được pha từ lá vối khô được khuyến khích hơn lá tươi bởi lá tươi chứa các chất có tính năng chống viêm và kháng khuẩn, dùng nhiều có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn có ích trong cơ thể.
Tổ Quốc