Người Việt có trong danh sách các quốc gia tiêu thụ ‘calo khủng’: Chuyên gia nói hệ luỵ bệnh tật sẽ sớm đến
Theo chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo nạp vào nhiều không phải là tín hiệu đáng mừng nếu chúng ta không chú ý đến việc tiêu hao.
- 03-06-2023Mùa hè đừng tiêu thụ quá nhiều loại nước này kẻo DNA bị tổn thương, ung thư tới ‘gõ cửa’
- 27-04-2023Gia đình 3 người ngộ độc nặng sau khi ăn một loại "trứng đen": Ghi nhớ 3 "không" khi tiêu thụ kẻo vi khuẩn xâm nhập, tính mạng bị đe dọa
- 12-04-20233 loại thực phẩm "đưa miệng" là "vua rút cạn canxi", tiêu thụ càng nhiều thì xương càng mềm như xốp
Mới đây, Đại học Oxford đã sử dụng số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc để lập danh sách các quốc gia tiêu thụ nhiều calo nhất thế giới.
Theo dữ liệu mới được tổng hợp bởi OurWorldInData (do Đại học Oxford điều hành), 173/184 quốc gia được khảo sát đang ăn trung bình hơn 2.000 calo mỗi ngày.
Quốc gia tiêu thụ nhiều calo nhất thế giới là Bahrain. Tại đây, mọi người ăn hơn 4.000 calo/ngày – gấp đôi lượng khuyến nghị. Đứng ở vị trí thứ 2 là Mỹ với 3.868 calo/ngày và Ireland ở vị trí số 3 với 3.851 calo/ngày.
Thống kê trên cho thấy, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 74 trên thế giới với lượng tiêu thụ 3.026 calo/ngày. TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, với con số tiêu thụ calo của người Việt là tương đối “khủng”. Cho nên số liệu này có thể chưa phản ánh đúng thực trạng hoặc có thể do cách lấy mẫu và thống kê có phần chưa hợp lý.
Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng Toàn quốc năm 2019-2020 thì người trưởng thành Việt Nam đang tiêu thụ lượng calo trung bình khoảng 2.000 calo/ngày. Trong đó, tùy vào giới tính, công việc, con số có thể tăng giảm, ví dụ như nam giới có thể là 2.500 calo, còn nữ giới khoảng 1.800 calo.
Bác sĩ Hưng cho rằng, nền kinh tế phát triển, hàng hoá thực phẩm luôn có sẵn nên lượng calo nạp vào cơ thể có tăng lên và chất lượng đồ ăn, thức uống cũng được cải thiện nhiều. Việc tiêu thụ nhiều lượng thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh là nguyên nhân khiến lượng calo nạp vào cơ thể tăng lên.
Đừng quá quan tâm tới năng lượng nạp vào
Theo bác sĩ Hưng, lượng calo nạp vào nhiều không phải là tín hiệu đáng mừng, nếu không chú ý đến việc tiêu hao. Việc nạp nhiều calo nhưng không cân đối, khi đó cơ thể sẽ đối diện với gánh nặng bệnh tật không hề nhỏ.
Thứ nhất, nếu theo con số dữ liệu trên OurWorldInData, người Việt tiêu thụ 3.026 calo/ngày, nhưng chỉ đốt cháy (tiêu hao) 2.000 calo/ngày thì sau một thời gian chắc chắn sẽ tăng cân, béo phì và hàng loạt các bệnh lý mạn tính, rối loạn chuyển hoá kéo theo.
Thứ hai, khi lượng calo nạp vào nhiều, nhưng không cân đối sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ.
Bác sĩ Hưng cho biết: “Nên ăn uống cân đối, đa dạng các loại thực phẩm, chia đều các bữa ăn trong một ngày. Trung bình người Việt nạp khoảng 1.800 - 2.000 calo mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thì cần chia đều cho 3 bữa chính với khoảng 1.500 đến 1.600 calo; 200 đến 400 calo còn lại sẽ dành cho các bữa phụ, đồ uống, trái cây hoặc đồ ăn vặt”.
Trong các bữa ăn chính cần phải tiêu thụ đủ các nhóm chất như đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cụ thể, với một bữa ăn chính, mọi người có thể ăn 200 calo từ đường bột (bằng 1-1,5 bát cơm); 200 calo từ chất đạm, chất béo (các loại thịt cá, dầu mỡ) và 100 calo từ rau xanh, quả chín… để đảm bảo đủ chất.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bác sĩ Hưng cũng khuyên cần phải có chế độ vận động hợp lý phú hợp với nhóm tuổi, bệnh lý để tiêu hao năng lượng và kiểm soát được cân nặng phù hợp. Tập thể dục, thể thao cũng là các giúp nâng cao sức đề kháng và sự dẻo dai của cơ thể.
Phụ nữ số