MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gia đình 3 người ngộ độc nặng sau khi ăn một loại "trứng đen": Ghi nhớ 3 "không" khi tiêu thụ kẻo vi khuẩn xâm nhập, tính mạng bị đe dọa

27-04-2023 - 19:10 PM | Sống

Gia đình 3 người ngộ độc nặng sau khi ăn một loại "trứng đen": Ghi nhớ 3 "không" khi tiêu thụ kẻo vi khuẩn xâm nhập, tính mạng bị đe dọa

Loại trứng này rất dễ nhiễm khuẩn salmonella nên các gia đình phải lưu ý khi tiêu thụ.

Theo Toutiao, một gia đình 3 người sống tại Tứ Xuyên, Trung Quốc đã bị ngộc độc nặng khi ăn trứng bắc thảo. Đây là món trứng nổi tiếng được ủ trong một hỗn hợp làm từ đất sét, tro, muối, trấu... trong thời gian dài. Sau khi bóc lớp vỏ ra, lòng trắng trứng sẽ có màu nâu đen, trong suốt như thạch, còn lòng đỏ trứng có màu xanh xám hoặc xanh đen.

Theo đó, sau khi ăn xong bữa tối, các thành viên trong gia đình này lần lượt xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, sốt, tiêu chảy, sốt...và phải nhập viện ngay sau đó. Qua kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán các thành viên trong gia đình bị ngộ độc Salmonella do ăn trứng bắc thảo nhiễm khuẩn Salmonella.

Gia đình 3 người ngộ độc nặng sau khi ăn một loại "trứng đen": Ghi nhớ 3 "không" khi tiêu thụ kẻo vi khuẩn xâm nhập, tính mạng bị đe dọa - Ảnh 1.

Trứng bắc thảo rất bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp nhuận phế, cầm máu, giải nhiệt, giải rượu rất hiệu quả. Tuy nhiên, món ăn này cũng rất dễ nhiễm khuẩn salmonella nếu trong quá trình chế biến không hợp vệ sinh hoặc bảo quan lâu ngày nên phải lưu ý.

Theo đó, thời hạn sử dụng của loại trứng này là hai giờ sau khi mở vỏ. Nếu tiếp xúc lâu với không khí sẽ dễ bị nhiễm khuẩn salmonella, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Sau khi ăn, nếu có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy thì phải đi khám ngay để được điều trị càng sớm càng tốt.

3 kiểu người nên hạn chế ăn và 3 “không” khi ăn trứng bắc thảo cần phải nhớ

1. 3 kiểu người không nên ăn trứng bắc thảo

- Bệnh nhân tăng huyết áp: Hàm lượng natri trong trứng bắc thảo khá nhiều, gấp nhiều lần trứng vịt tươi. Do đó bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít loại thực phẩm này.

- Trẻ em, phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai và trẻ em là nhóm đặc biệt có nhu cầu dinh dưỡng rất cao nhưng được khuyên là không nên ăn ăn trứng bắc thảo vì loại trứng này sẽ gây ảnh hưởng đến hấp thu, tiêu hóa thức ăn trong cơ thể.

- Người già tiêu hóa kém: Đối với người trung niên và người cao tuổi, chức năng tiêu hóa yếu, ăn trứng bắc thảo với số lượng nhiều cũng sẽ gây  ảnh hưởng đến hấp thu, tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Do đó, cần hạn chế tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này.

Gia đình 3 người ngộ độc nặng sau khi ăn một loại "trứng đen": Ghi nhớ 3 "không" khi tiêu thụ kẻo vi khuẩn xâm nhập, tính mạng bị đe dọa - Ảnh 2.

2. 3 "không" khi ăn trứng bắc thảo

Trứng bắc thảo là thực phẩm thơm ngon, vừa tốt cho sức khỏe nên được nhiều người dùng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều bởi theo khuyến cáo khoa học thì trứng bắc thảo có chứa một lượng chì nhất định, ăn nhiều có nguy cơ nhiễm độc chì. Ngoài ra, để phòng tránh việc nhiễm khuẩn Salmonella khi ăn trứng, mọi người nên lưu ý 3 không dưới đây:

- Không ăn trứng sống, trứng chưa chín: Nấu chín trứng bắc thảo trước khi ăn sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn salmonella có trong trứng.  

Gia đình 3 người ngộ độc nặng sau khi ăn một loại "trứng đen": Ghi nhớ 3 "không" khi tiêu thụ kẻo vi khuẩn xâm nhập, tính mạng bị đe dọa - Ảnh 3.

- Không ăn trứng để qua đêm: Thức ăn để qua đêm là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Do đó, không nên để trứng bắc thảo qua đêm vì khi đó trứng có thể sẽ bị biến chất, gây hại cho sức khỏe.

- Không rửa trứng trước khi để vào tủ lạnh: Rửa trứng trước là bạn đang làm mất đi lớp màng mỏng bao bọc bên ngoài vỏ trứng, khiến các yếu tố gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong quả trứng.

(Tổng hợp)

Ánh Lê

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên