Sau 50 tuổi, đi bộ hơn 10.000 bước/ngày có thể khiến cơ thể gặp 3 vấn đề nghiêm trọng: Nhớ 2 điều khi tập luyện để kéo dài thêm 5 năm tuổi thọ
Mục tiêu 10.000 bước chân có thể khiến người cao tuổi gặp một số vấn đề về sức khỏe nên phải lưu ý.
- 23-04-2023"Nước đậu đen tốt như thang thuốc bổ" nhưng sẽ hiệu quả gấp bội nếu làm thêm 1 việc này trước khi dùng
- 17-04-2023Người tuổi thọ ngắn thường có 4 điều bất thường, vướng 2 biểu hiện trở lên bạn nên đi khám ngay
- 16-04-2023Loại rau được các nhà nghiên cứu Mỹ gọi là “siêu thực phẩm”, chứa chất cực tốt cho đường ruột
Có rất nhiều phương pháp tập thể dục, trong đó, đi bộ đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người trung niên và cao tuổi vì cường độ tập luyện thấp, an toàn và đơn giản. Nhiều người vì muốn cải thiện sức khỏe nên thường đặt mục tiêu đi từ 10.000 đến 20.000 bước mỗi ngày. Liệu phương pháp tập luyện này có thực sự hiệu quả ?
Một nghiên cứu do tiến sĩ Amanda Paluch của Đại học Massachusetts phụ trách được công bố trên tạp chí JAMA đã cho thấy mối liên hệ giữa tuổi thọ và việc đi bộ hằng ngày. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã theo dõi hơn 2.000 người tuổi từ 38 - 50 trong thời gian trung bình gần 11 năm. 1.205 người trong số họ là phụ nữ và 888 người là người da đen. Trong thời gian theo dõi, 72 (3,4%) người tham gia nghiên cứu đã tử vong trong thời gian nghiên cứu.
Kết quả phát hiện ra rằng những người đi bộ 7.000 bước mỗi ngày sẽ giảm 50-70% nguy cơ tử vong sớm trong vòng 10 năm tới so với người đi bộ ít hơn. Trong khi đó, nhóm những người đi trên 10.000 bước mỗi ngày không có sự suy giảm đáng kể trong tỷ lệ tử vong so với nhóm đi hơn 7.000 bước.
Không chỉ không đem lại kết quả tốt hơn, trên thực tế, đi bộ hơn 10.000 bước mỗi ngày còn có tác động nhất định đến đầu gối, huyết áp và hệ thần kinh. Đối với những người sau 50, việc đi bộ quá nhiều mỗi ngày có thể không mang lại kết quả như mong muốn. Ngược lại còn có thể khiến cơ thể gặp 3 vấn đề về sức khỏe như sau:
1. Gây mệt mỏi
Khi đi bộ, hệ thần kinh hưng phấn hơn, nên bạn không dễ cảm nhận được sự mệt mỏi. Tuy nhiên khi dừng hoạt động, cảm giác mệt mỏi mới xuất hiện. Lúc này, bạn tốt nhất không nên gắng luyện tập thêm bởi sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mệt mỏi và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Việc đặt ra mục tiêu khi luyện tập là đúng đắn, tuy nhiên mọi người nên biết lắng nghe cơ thể. Nếu tình trạng mệt mỏi diễn ra trong thời gian dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó dễ mắc một số bệnh.
2. Viêm xương khớp
Khi bước sang tuổi 50, việc đi bộ hơn 10.000 bước mỗi này có thể là một loại bài tập quá sức. Với những người trung niên và cao tuổi, cùng với sự gia tăng của tuổi tác, độ dẻo dai và chắc khỏe của sụn khớp có thể suy giảm ở các mức độ khác nhau. Việc vận động quá mức sẽ khiến sụn khớp sẽ bị bào mòn thậm chí thoái hóa nếu tiếp tục vận động với cường độ cao trong thời gian dài. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm xương khớp.
Viêm xương khớp là tình trạng viêm đặc trưng bởi tổn thương sụn. Trên lâm sàng, bệnh nhân thoái hóa khớp thường thấy đau nhức, sưng tấy , thậm chí biến dạng khớp.
3. Viêm bao hoạt dịch khớp
Về mặt lâm sàng, viêm bao hoạt dịch khớp là do màng hoạt dịch của khớp bị viêm, dẫn đến tăng sản bao hoạt dịch và tổn thương khớp. Trong đó khớp gối của cơ thể con người là khớp có nhiều bao hoạt dịch nhất trong các khớp của toàn cơ thể. Do đó, viêm bao hoạt dịch cũng là bệnh phổ biến nhất ở khớp gối.
Đối với những người trung niên và cao tuổi, đi bộ 10.000 bước mỗi ngày sẽ gây ra sự hao mòn nhất định cho khớp gối. Có thể làm tổn thương bao hoạt dịch khớp gối càng trầm trọng hơn, từ đó sẽ gây ra viêm bao hoạt dịch.
Đối với những người cao tuổi, việc tập thể dục rất quan trọng, tuy nhiên không nên luyện tập một cách mù quáng. Thay vào đó nên tùy theo thể chất của bản thân mà xây dựng một kế hoạch tập luyện phù hợp để đạt được hiệu quả.
2 lưu ý khi đi bộ ai cũng cần ghi nhớ để việc tập luyện hiệu quả hơn
1. Bổ sung nước kịp thời
Không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng thiếu nước cực độ, tăng áp lực và gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng đến hiệu quả đi bộ. Khi đi bộ, bạn nên mang theo nước bên mình và uống một lượng nhỏ đều đặn để giữ đủ nước và tránh khó chịu do uống quá nhiều cùng một lúc.
2. Nên khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ
Trước khi đi bộ, việc thực hiện một số động tác nhẹ nhàng để khởi động là điều rất cần thiết nhằm chắc chắn rằng cơ, khớp đã sẵn sàng cho việc chuyển động. Hãy dành ra 5 phút khởi động nhẹ nhàng và nên đi chậm khi mới bắt đầu để giảm các chấn thương có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên đi chậm lại và khi kết thúc chặng đường đi bộ trong thời gian khoảng 5 phút.
Phần kết luận:
Đi bộ có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể con người, ngoài việc điều chỉnh cảm xúc, nó còn có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, khi đi bộ, chúng ta không nên theo đuổi số bước một cách mù quáng, kẻo gây hại cho sức khỏe của chính mình.
(Tổng hợp)
Trí Thức Trẻ
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 4 đặc điểm trên khuôn mặt: Cùng kiểm tra xem nhé!
- BS cảnh báo nếu thấy 4 dấu hiệu xuất hiện khi đang ngủ coi chừng nhồi máu não sắp xảy ra, chủ quan sẽ khiến bạn ân hận