Người Việt đang cực kỳ lạc quan về viễn cảnh kinh tế năm 2017
Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 4 trên thế giới với chỉ số hạnh phúc là 78%. Việt Nam cũng thuộc nhóm 10 nước lạc quan nhất về viễn cảnh năm 2017 nói chung và kinh tế nói riêng.
- 01-01-201710 điểm nhấn nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2016
- 01-01-2017Nga lãi 2.600 tỷ đồng từ khai thác dầu thô Việt Nam
- 31-12-20164 thị trường xuất khẩu hơn 10 tỷ USD của Việt Nam
- 31-12-2016TS Nguyễn Sĩ Dũng: Kinh tế Việt Nam 2017 sẽ có chuyển biến tích cực
Đây là kết quả nghiên cứu của Indochina Research trong khuôn khổ cuộc điều tra cuối năm 2016 do mạng lưới Win/Gallup International thực hiện tại 66 quốc gia. Tại Việt Nam, đối tác của WIN/Gallup đã thực hiện 700 người tuổi từ 15 đến 64 sống tại Hà Nội và TPHCM.
Theo đó, dù năm 2016 được đánh giá là một năm có nhiều biến động, xảy ra nhiều tranh chấp và khủng hoảng nhưng 68% số người được hỏi cho biết họ vẫn hạnh phúc, tăng hơn so với năm 2016. Chỉ có 9% cho biết họ không hạnh phúc.
Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 4 trên thế giới, với chỉ số hạnh phúc là 78%, chỉ đứng sau Fiji (đảo quốc ở châu Úc), Trung Quốc và Philippines. Chỉ 1% người Việt Nam trong khảo sát cho biết họ không hạnh phúc. Năm ngoái, Việt Nam cũng nằm trong top 5 những nước hạnh phúc nhất.
Việt Nam cũng là nước lạc quan thứ 5 trên thế giới về viễn cảnh kinh tế trong năm 2017. 59% người được hỏi cho rằng kinh tế năm 2017 sẽ phát triển, 26% cho rằng không có sự thay đổi bao nhiêu so với năm 2016 và chỉ có 12% nghĩ kinh tế sẽ xấu đi.
Trong khi đó, người dân trên toàn thế giới lại tỏ ra bi quan về viễn cảnh kinh tế trong năm mới. Chỉ có 42% ngườu được hỏi tỏ ra lạc quan, trong khi đó, 22% lại tỏ ra bi quan. Chỉ số lạc quan kinh tế (phần trăm lạc quan trừ phần trăm bi quan) là 20%.
Cuộc khảo sát cũng cho biết người dân châu Âu đang có cái nhìn u ám về kinh tế với chỉ số lạc quan là -26%, thấp nhất so với các khu vực trên thế giới. Italia có chỉ số lạc quan thấp nhất khu vực là -48%, Anh là -38% và Pháp là -35%. Chỉ có Hàn Quốc và Hồng Kông, là những nơi trong năm 2016 xảy ra nhiều biến động chính trị và kinh tế, là có chỉ số lạc quan thấp hơn (lần lượt là -62% và -56%).
Trên thực tế, nhiều báo cáo nghiên cứu, thăm dò gần đây đều cho thấy Việt Nam đang rất lạc quan về triển vọng của năm 2017.
Báo cáo của PricewaterhouseCoopers (PwC) thực hiện một cuộc khảo sát trên 1.150 CEO và những doanh nghiệp hàng đầu đến từ 52 quốc gia, hoạt động tại 21 quốc gia thành viên của APEC cho biết lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam thuộc nhóm lạc quan nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cụ thể, có 50% CEO Việt Nam rất lạc quan, 48% tương đối lạc quan về triển vọng tăng trưởng doanh thu năm 2017 thì tỷ lệ rất lạc quan ở các CEO khu vực APEC chỉ là 28%, thậm chí 19% đánh giá là kém.
Lý giải cho “niềm tin vào kinh tế Việt Nam 2017”, nhiều chuyên gia cho nhận định dù tăng trưởng GDP khiêm tốn hơn trong năm 2016, nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn thuộc nhóm cao nhất trong khu vực. Nền kinh tế Việt nam đang thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn (năm 2016, vốn FDI vào Việt Nam là 20,9 tỷ USD, vốn giải ngân là 15,8 tỷ USD, đạt giải ngân cao nhất từ trước đến nay).
Mặt khác, với dân số lớn, hơn 90 triệu người, thu nhập bình quân tăng nhanh, thêm vào đó là nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển… đã khiến cho Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời người Việt thêm phần lạc quan vào triển vọng kinh tế năm 2017.