Người Việt nhưng lại học tiếng nước mình, ngành học khiến sinh viên quốc tế "phát sốt"
Ngành học dưới đây tuy ít "tuổi đời" so với nhiều nhóm ngành khác nhưng lại thu hút đông đảo sinh viên với loạt cơ hội đáng mơ ước.
- 24-05-2024Không phải NEU, trường đại học công lập này mới là "bệ phóng" của ông chủ hệ sinh thái nghìn tỷ Taseco: Cái tên top đầu ngành Tài chính, có môn thể dục đậm chất "quý tộc"
- 23-05-20241 ngành học được WHO dự đoán thiếu khoảng 50.000 nhân lực trong 6 năm tới: AI không thể thay thế, mức lương 15 triệu/tháng trong tầm tay
- 21-05-2024Không phải IT, ngành học đào tạo ở Việt Nam đang thiếu 3 triệu nhân sự: Là xu thế của thời đại, thu nhập trung bình 50 triệu đồng/tháng
Trong quá trình hội nhập văn hóa, kinh tế như hiện nay, sự xuất hiện của các nhóm ngành nghề liên quan trực tiếp đến một quốc gia, vùng lãnh thổ nhận được sự quan tâm từ đông đảo sinh viên. Trong số đó, không thể bỏ qua ngành Việt Nam học với tiềm năng lớn về cơ hội việc làm, cũng như những trải nghiệm đầy thú vị trong suốt quá trình học.
So với các nhóm ngành nghề khác, Việt Nam học cũng chỉ mới ra đời và phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên, ngành học này đã nhanh chóng chiếm ưu thế khi được nhiều sinh viên quốc tế đến Việt Nam lựa chọn để học tập. Trước sự đổi mới từng ngày, Việt Nam học cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người học trong nước.
Việt Nam học đâu chỉ có tiếng Việt!
Du học sinh nước ngoài đến Việt Nam thường lựa chọn ngành nghề này khiến nhiều người vẫn nghĩ Việt Nam học chỉ học về tiếng Việt, tuy nhiên sự thật là...
Ngành Việt Nam học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học... để làm rõ những nét riêng độc đáo, nghiên cứu toàn diện và đa dạng những lĩnh vực của một quốc gia qua văn hóa.
Tùy theo chương trình khác nhau của mỗi trường, thông thường Việt Nam học sẽ chia khối lượng kiến thức chủ yếu: Nghiên cứu và giảng dạy văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam và nghiên cứu, hướng dẫn du lịch. Sinh viên có thể định hướng nghề nghiệp từ sớm để tập trung học tập, nghiên cứu sâu vào lĩnh vực liên quan.
Hiện nay, ngành Việt Nam học cũng đã khẳng định được vị trí của mình với thế hệ sinh viên chất lượng qua từng năm. Bên cạnh đó, tại nhiều trường đại học cũng đã không ngừng nâng cao vấn đề về cơ sở vật chất, cũng như tạo điều kiện để sinh viên học tập hiểu qua thông qua đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn.
Cơ hội việc làm rộng mở với tiềm năng vượt bậc
Với khối lượng kiến thức đã được trang bị trong suốt 4 năm đại học, sinh viên ra trường có thể được làm việc trong nhiều bộ phận chức năng, phòng ban với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Về thu nhập, chúng sẽ phụ thuộc vào năng lực của mỗi người, cũng như kinh nghiệm bản thân trong lĩnh vực việc làm cụ thể.
Tốt nghiệp ra trường sẽ có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và sự hiểu biết về tổng thể đất nước, cũng như con người Việt Nam... Bên cạnh đó còn là kỹ năng làm việc, tư duy cần thiết cho công việc trong tương lai. Để có thể làm việc trong môi trường đa văn hóa, sinh viên cũng cần cải thiện khả năng ngoại ngữ khác để có thêm nhiều cơ hội.
Thời điểm hiện tại, sinh viên từ Việt Nam học có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và quản lí văn hóa, các tổ chức văn hóa, chính trị, tổ chức quốc tế, trở thành hướng dẫn viên du lịch hay quản trị lữ hành tại các công ty du lịch, giảng dạy tại các trường, hoạt động trong lĩnh vực báo chí - truyền thông...
"Các em sẽ không chỉ đơn giản học về những kiến thức chuyên sâu đơn thuần về đất nước, văn hóa, con người, xã hội của Việt Nam, mà còn được đào tạo các kĩ năng cần thiết để tạo điều kiện cho các em có những cái nhìn đa chiều về những vấn đề, điều kiện đang có về Việt Nam. Đây chính là những kĩ năng cần thiết không chỉ cho các công việc mai sau mà còn cả những kĩ năng sống cần thiết trong xã hội hiện đại", TS. Bùi Văn Tuấn - Phó Trưởng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN).
Đến đâu để học Việt Nam học?
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực, cũng như mong muốn học tập của sinh viên Việt Nam và cả nước ngoài, nhiều trường cũng đã đưa Việt Nam học vào chương trình giáo dục. Thậm chí một số trường đại học danh tiếng cũng xem đây như ngành học "mũi nhọn" có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển trường, điển hình như:
- Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - ĐHQG Hà Nội
- Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - ĐHQG TP.HCM
- Đại Học Tôn Đức Thắng
- Đại Học Duy Tân
- Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
- Đại Học Sư Phạm TP.HCM
Tổng hợp
Phụ nữ số