Người Việt trong ngành chip bán dẫn: Thiết kế con chip quan trọng nhất cho đầu DVD, tác giả hàng trăm bằng sáng chế
Nhiều nhân tài gốc Việt đã thành công và có danh tiếng trên thế giới.
- 14-10-2023Thúc đẩy tăng cường triển khai “định danh cuộc gọi”
- 14-10-2023Cách xem số điện thoại bạn bè trên Zalo nhanh chóng nhất
- 14-10-2023Mẹo hay: Quy tắc "30cm" giúp tín hiệu Wi-Fi mạnh hơn
Là linh kiện vô cùng nhỏ bé nhưng không thể thiếu trong mọi thiết bị điện tử, công nghệ, chip bán dẫn được ví như "xương sống" của kỷ nguyên công nghệ và trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng trăm tỷ USD trên thế giới. Việt Nam cũng đang cho thấy những động thái tiến sâu vào ngành công nghiệp quan trọng này với những cam kết từ Chỉnh phủ và doanh nghiệp.
Mới đây, Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai trong lĩnh vực bán dẫn. Các ông lớn trong ngành bán dẫn trên thế giới như Intel, Samsung cũng tuyên bố tăng đầu tư tại Việt Nam.
Ngày 16/9 vừa qua, Hana Micron Vina (Hàn Quốc) khánh thành dự án nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại Khu công nghiệp Vân Trung (Bắc Giang). Đầu tháng 10/2023, nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới của Amkor (Hàn Quốc) tại Bắc Ninh chính thức đi vào hoạt động. Trong giai đoạn đầu, nhà máy sẽ tập trung vào việc thử nghiệm, cung cấp các giải pháp lắp ráp và kiểm tra hệ thống tiên tiến trong gói (SiP) cho các công ty sản xuất điện tử và bán dẫn.
Việt Nam cũng đang gấp rút đào tạo nhân lực trong ngành vi mạch, bán dẫn với mục tiêu 30.000 - 50.000 nhân sự. Trong đó, Tập đoàn FPT nhận nhiệm vụ đào tạo đào tạo 10.000 người.
Những nhân tài Việt trong ngành bán dẫn
Trên thực tế, dù đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn mới chỉ được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian gần đây nhưng Việt Nam cũng đã có những nhân tài nổi trội được công nhận trên thế giới từ nhiều năm trước.
"Trước đây gần như tất cả các hộ gia đình đều có một chiếc DVD Player. Tôi nói điều này có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ. Trên thực tế, từ nhiều năm trước, chiếc chip quan trọng nhất trong chiếc DVD Player là do một công ty Việt Nam sản xuất, một đội ngũ toàn bộ là người Việt Nam. Chỉ có điều khác biệt là họ ngồi ở Mỹ. Chính chúng tôi cũng đã hợp tác với họ để làm phần mềm bằng đội ngũ ở Việt Nam", ông Vũ Anh Tú - Giám đốc Công nghệ FPT cho hay.
Còn theo ông Nguyễn Vinh Quang - Giám đốc FPT Semiconductor (công ty phát triển chip bán dẫn của Tập đoàn FPT) liệt kê một số người gốc Việt thành công trong lĩnh vực này trên thế giới.
Đó là bà Lê Duy Loan - nữ kỹ sư gốc Việt làm nên lịch sử tại nước Mỹ. Bà được biết đến là chuyên gia đầu ngành vật liệu bán dẫn, trở thành người phụ nữ đầu tiên, người châu Á duy nhất được vinh danh ‘Senior Fellow’ – nhà nghiên cứu thâm niên tại hãng công nghệ toàn cầu lâu đời nhất nước Mỹ Texas Instruments. Đến thời điểm năm 2017, bà Loan có tổng cộng 24 bằng sáng chế, bao gồm 4 bằng sáng chế tiên phong góp phần đặc biệt trong sự phát triển của máy tính hiện đại.
Đó là bà Nguyễn Bích Yến - Chuyên gia cao cấp, Phó Giám đốc công nghệ hãng Soitec, là tác giả của gần 300 sáng chế và hơn 200 bài báo khoa học.
Tại nước Nhật, có nhiều người Việt cũng là giảng viên nổi tiếng trong ngành bán dẫn như Giáo sư Đặng Lương Mô, Giáo sư Phạm Công Kha - trường UEC Nhật Bản.
Với nhiệm vụ đào tạo khoảng 10.000 nhân sự, Đại học FPT đã thành lập Khoa bán dẫn. Đồng thời, Tập đoàn này xây dựng những chương trình đào tạo đặc biệt để có thể nhanh chóng chuyển dịch lực lượng CNTT sang làm chip, thay vì chỉ tập trung vào chương trình giảng dạy 4 năm tại trường Đại học.
Nhịp sống thị trường