MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nguồn cung khan hiếm, giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng

25-01-2019 - 07:57 AM | Thị trường

Đầu tháng 1/2019 đến nay, giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng do nguồn nguyên liệu đang khan hiếm.

Bộ Công thương cho biết, giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang tuần kết thúc ngày 17/01/2019 tăng so với tuần trước đó do nguồn nguyên liệu đang khan hiếm.

Cụ thể, cá tra thịt trắng có giá dao động từ 30.000 - 31.000 đồng/kg, tăng từ 800 - 1.500 đồng/kg so với tuần trước, nhưng giảm 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; cá tra thịt hồng có giá dao động từ 29.000 - 29.800 đồng/kg, tăng 500 - 800 đồng/kg so với tuần trước, nhưng vẫn thấp hơn từ 1.100 - 1.500 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2018

Tại Cà Mau, giá cua trong tuần đến ngày 17/01/2019 tăng, giá các loại thủy sản khác ổn định so với tuần trước đó.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 01/2019, xuất khẩu thủy sản đạt 321,8 triệu USD, giảm 19% so với nửa cuối tháng 12/2018, nhưng tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2018. Nhập khẩu thủy sản 15 ngày đầu tháng 1/2019 đạt 84,6 triệu USD, tăng 4,3% so với nửa cuối tháng 12/2018, và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Cũng theo Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Như vậy, Việt Nam đã trở quốc gia thứ 7 thực thi Hiệp định này. Ngoài hai hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương thế hệ mới là CPTPP và EVFTA thì các hiệp định FTA khác cũng được dự báo sẽ mang lại nhiều cơ hội thuế quan cho các DN thủy sản Việt Nam.

Khoảng 840 dòng thuế suất cơ sở (chiếm 50% số dòng thuế) đối với sản phẩm thủy sản hiện đang mức từ 0-22% (trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22%) sẽ giảm về 0% khi Hiệp định có hiệu lực; 50% số dòng thuế cơ sở còn lại từ 5,5-26% sẽ về 0% sau từ 3-7 năm.

Riêng sản phẩm cá ngừ đóng hộp và surimi, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn.

Cụ thể, có 64/330 dòng thuế về 0% ngay. 28 dòng thuế (chiếm 71% xuất khẩu gồm tôm sú, tôm chế biến, ghẹ, cua…) thực chất về 0%, các dòng còn lại vốn đã 0% hoặc hưởng 0% theo GSP.

- Có 8 dòng thuế có lộ trình 3 năm từ mức thuế MFN 3,5% - 7,2%. Chiếm 8% XK thủy sản bao gồm động vật thân mềm, cá đông lanh.

- 96 dòng thủy sản giảm theo các lộ trình khác nhau từ 05 -10 năm.

- Có 59 dòng thuế thủy sản áp dụng hạn ngạch nhập khẩu.

Tùng Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên