Nguy cơ các nước thu nhập thấp vỡ nợ
Lãnh đạo một số cơ quan tài chính toàn cầu cảnh báo lãi suất tăng đã gây áp lực lên các nước đang phát triển có thu nhập thấp, khoảng 60% trong số đó đang hoặc có nguy cơ cao lâm vào cảnh túng quẫn vì nợ nần.
- 11-04-2023Hiện tượng lạ xuất hiện ở thị trường bất động sản 'nhà giàu': Những ‘vết rạn nứt’ bắt đầu lộ rõ, nguy cơ vỡ nợ dây chuyền đang nhen nhóm
- 27-03-2023Các nhà phát triển Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng vỡ nợ: Không còn mạnh tay mua đất, tìm đến một lĩnh vực từng bị 'hắt hủi' để kiếm tiền
- 22-03-2023Danh lam thắng cảnh cấp 5A 'xịn xò' duy nhất ở Trung Quốc vỡ nợ 1.200 tỷ VNĐ, tiền bán vé không đủ trả lãi
Gánh nặng nợ công tại các nước đang phát triển trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây do các cuộc khủng hoảng toàn cầu liên tiếp xảy ra, như cuộc xung đột ở Ukraine ngay sau đại dịch COVID-19, song song đó, nhiều quốc gia nợ nần chồng chất vẫn đang đối mặt với những áp lực từ biến đổi khí hậu và xung đột.
Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ trong năm qua để kiềm chế lạm phát tăng vọt.
Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất pháo ở khu vực Kimbulapitiya - Sri Lanka ngày 12-4 Ảnh: REUTERS
Lãi suất cao ở các quốc gia phát triển như Mỹ khiến nhiều nhà đầu tư quay trở lại với các tài sản bằng đồng USD, hạn chế đầu tư ra nước ngoài. Giám đốc điều hành cấp cao tại Ngân hàng Thế giới Axel van Trotsenburg nhận định các nước nghèo nhất đang bị ảnh hưởng nặng vì gặp khó khăn trong việc thu hút vốn lẫn đối phó với các cuộc khủng hoảng khác.
Theo đài CNBC, rất nhiều khoản nợ phải trả của các quốc gia có thu nhập thấp sẽ đến hạn trong vài năm tới và lãi suất tăng đồng nghĩa là các quốc gia này sẽ càng gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Người Lao động