Nguyên liệu tỷ đô của Trung Quốc đổ bộ giúp nước ta thống trị thị trường: Chi hơn 10 tỷ USD kể từ đầu năm, 2/3 thế giới ưa chuộng sản phẩm của Việt Nam
Đây là nguyên liệu cực quan trọng giúp nước ta xuất khẩu đứng thứ 3 trên thế giới.
- 28-11-2023Việt Nam sở hữu ‘vàng xanh’ quý hiếm chỉ xuất hiện tại 1/6 các quốc gia trên thế giới: Thu về hàng trăm triệu USD kể từ đầu năm, các cường quốc đua nhau săn lùng với giá đắt đỏ
- 27-11-2023Châu Âu đánh rơi ‘miếng bánh ngọt’ vào tay các hãng xe Trung Quốc: Nhập khẩu tăng gần gấp 10 lần chỉ sau 1 năm, người dân cực kỳ ưa chuộng ô tô ‘made in China’
- 22-11-2023'Cứu tinh' từ Campuchia giúp Việt Nam thống trị toàn cầu ngành hàng này: Xuất khẩu thu gần 4 tỷ USD, người Mỹ ngày càng ưa chuộng
Vải là nguyên liệu đầu vảo chủ yếu được dùng trong ngành sản xuất may mặc. Theo Bộ Công Thương, ngành vải may của Việt Nam hiện nay đạt sản lượng khoảng 2,3 tỷ m2/năm, đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu thị trường trong nước, do đó các doanh nghiệp dệt may nội địa vẫn phải nhập khẩu vải để sản xuất hàng may mặc.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nước ta đã chi hơn 1,1 tỷ USD nhập khẩu vải các loại trong tháng 10, tăng 3% so với tháng trước đó. Tính chung trong 10 tháng đầu năm nay, trị giá nhập khẩu vải các loại đã lên tới hơn 10,7 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Trung Quốc hiện nay là thị trường cung cấp vải may mặc lớn nhất cho Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm, nước ta đã chi 6,8 tỷ USD nhập khẩu vải các loại từ thị trường này, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2022, thị trường tỷ dân hiện chiếm tới 63% tổng nguồn cung cho Việt Nam.
Trung Quốc giữ vai trò là quốc gia đứng đầu chuỗi cung ứng dệt may với cương vị nước xuất khẩu số một thế giới. Lợi thế giúp Trung Quốc là một trong những quốc gia được ưu tiên nhập khẩu hàng dệt may nhất là do chi phí sản xuất thấp hơn, nguồn nguyên liệu thô chất lượng tốt, cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại và máy móc công nghệ cao có sẵn.
Ngành dệt may của Trung Quốc cung cấp một loạt các danh mục dệt may được các thương hiệu thời trang thèm muốn. Các danh mục này bao gồm sản xuất vải bông, vải lụa, vải len, vải dệt kim, vải hóa học, in ấn,… Tổng khối lượng xuất khẩu của ngành dệt may Trung Quốc chiếm hơn một nửa thị trường toàn cầu. Khối lượng sản xuất dệt may hàng tháng luôn ở mức trên 3 tỷ mét.
Trong năm 2022, Việt Nam cũng mạnh tay chi hơn 9,1 tỷ USD nhập khẩu vải các loại từ Trung Quốc, tăng nhẹ 0,3% so với năm 2021 và chiếm tỷ trọng 61,9% trong tổng giá trị nhập khẩu vải của Việt Nam năm 2022. Bên cạnh Trung Quốc, nước ta cũng nhập khẩu vải từ các thị trường khác như Đài Loan (TQ), Hàn Quốc, châu Âu, Mông Cổ,…
Năm 2022, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 37,5 tỷ USD, đứng thứ 3 về quy mô, sau Trung Quốc và Bangladesh. Xét về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam đứng thứ hai sau Bangladesh, với mức tăng 10,5-11%. Đến nay, hàng dệt may Việt Nam hiện đã có chỗ đứng tại hầu hết các thị trường trên thế giới.
Bước sang năm 2023, tính đến hết tháng 10, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chỉ đạt hơn 33 tỷ USD, giảm 12,45% so với cùng kỳ năm 2022 (sang tháng 10, tình hình đã khả quan hơn với kim ngạch đạt hơn 3,2 tỷ USD, tăng 5,28% so với tháng 9 và tăng 2,96% so với cùng kỳ năm trước). Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2023 ước đạt 40,3 tỉ USD, giảm 9,2% so với năm 2022 trước khó khăn chung từ thị trường toàn cầu khiến nhu cầu suy giảm.
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, chưa năm nào ngành dệt may xuất khẩu vào nhiều thị trường như năm nay với 104 thị trường, vùng lãnh thổ, trong đó, thị trường lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam vẫn là Mỹ, tiếp đó là Nhật Bản, Hàn Quốc và EU. Khi thị trường xuất khẩu lớn giảm, các doanh nghiệp đã tìm cách mở rộng sang các thị trường như Châu Phi, Nga, Ấn Độ…
Sang năm 2024, dự liệu thị trường vẫn nhiều khó khăn nhưng ngành dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng 10%, với kim ngạch xuất khẩu dự kiến 44 tỷ USD. Tín hiệu tích cực là hiện đơn hàng xuất khẩu quý 4 đã tốt hơn và dự báo sẽ kéo dài đà tăng đến hết năm 2024.
Nhịp sống thị trường