Nguyên nhân gây ung thư bất ngờ bạn có thể gặp phải hàng ngày
Báo cáo vừa được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ chỉ ra một yếu tố nguy cơ bệnh ung thư, tim mạch… mà rất nhiều người sở hữu.
- 02-05-20193 dấu hiệu ung thư tuyến tụy giúp phát hiện sớm hơn: Khám muộn thường không thể cứu
- 02-05-2019Cách ngủ này khiến ung thư dễ mắc và khó trị
- 02-05-2019Mồng tơi, "rau vua" của ngày hè vì sao người sỏi thận lại không nên ăn?
Phó giáo sư Selley Tworpge, chuyên ngành khoa học dân số tại Trung tâm Ung thư Moffitt (Tampa, Florida, Mỹ) đã trình bày trước các nhà khoa học, bác sĩ của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ về các nguy cơ sức khỏe mà tình trạng stress mãn tính (căng thẳng mãn tính) có thể mang lại, bao gồm nhiều bệnh từ viêm đến tim mạch, và cả bệnh ung thư.
Stress mãn tính có thể làm tăng nguy cơ cung thư - ảnh: SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu do bà Selley Tworpge và các cộng sự thực hiện cho thấy những người bị stress do cô đơn (cô lập xã hội) có nguy cơ ung thư buồng trứng cao gấp 1,5 lần những người có tinh thần thoải mái hơn. Ngoài ra, một phân tích khác sẽ được họ công bố trong số sắp tới của tạp chí khoa học International Journal of Cancer sẽ phân tích mối liên quan đáng kể giữa tress mãn tính do công việc và nguy cơ ung thư đại trực tràng, phổi và thực quản.
Stress cần thiết cho mọi người trong một số trường hợp, ví dụ stress cấp tính khi bạn bị một con sư tử rượt đuổi hay rơi vào tình huống giao thông nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn. Cơ thể "bật" lên hai hệ thống chính: một là hệ thống thần kinh giao cảm giúp kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc đào thoát thông minh; hệ thống thứ 2 là trục thượng thận – tuyến yên (HPA), giúp giải phóng một loại hormone căng thẳng chính gọi là cortisol.
Khi stress cấp tính xảy ra, 2 hệ thống này giúp bạn vượt qua nguy hiểm bằng cách giúp tim đập nhanh hơn kéo theo sự "tăng tốc" toàn cơ thể, tầm nhìn sắc nét hơn…; sau đó sẽ tự động điều chỉnh về mức bình thường, tình trạng stress hạ dần xuống.
Nhưng nếu stress trở thành mãn tính, nghiên cứu của phó giáo sư Tworpge trước đây đã tìm thấy sự trao đổi chất bị thay đổi, một số hormone nguy hại bị tăng lên; nắp bảo vệ DNA telomere bị ngắn lại khiến việc ngăn chặn các tác động làm thiệt hại DNA bị suy giảm. Tất cả những thay đổi này đã được nhiều công trình khác rước đó chứng minh là có khả năng tăng nguy cơ mắc ung thư, cũng như đẩy nhanh tiến triển ở người đã bị bệnh.
Trong cùng cuộc họp, bà Melanie Flint, chuyên gia miễn dịch tại Đại học Brighton (Anh) đã bày tỏ sự đồng tình, bổ sung thêm rằng việc tăng tiết các hormone căng thẳng dài lâu cũng khiến DNA bị tổn thương, cũng như ngăn chặn quá trình tự sửa chữa DNA của cơ thể. DNA bị hỏng và không được sửa chữa là nguyên nhân hiển nhiên của ung thư, đã dược nhiều công trình chứng minh.
Phó giáo sư Toworoger nói thêm căng thẳng mãn tính còn làm suy yếu hệ miễn dịch, vốn là hàng rào phòng vệ của cơ thể trước ung thư và nhiều căn bệnh khác.
Trước đó, một nghiên cứu của Nhật Bản công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports năm 2017 với dữ liệu của hơn 100.000 người cũng cho thấy nam giới bị stress mãn tính có nguy cơ ung thư cao hơn người ít căng thẳng tới 11%!
(Theo Live Science)