MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà đài chi tiền sở hữu bản quyền Euro: Từ hàng chục đến cả trăm tỷ đồng để phục vụ người hâm mộ môn thể thao vua

13-06-2024 - 08:03 AM | Thị trường

Sức nóng của các giải đấu thể thao cũng phả hơi nóng vào các đơn vị kinh doanh bản quyền, khiến việc sở hữu bản quyền truyền hình các giải đấu lớn khó khăn hơn, và giá của các giải đấu vì thế không hề rẻ.

Cuối năm ngoái, Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) với TV360 đã công bố độc quyền toàn bộ quyền khai thác phát sóng và truyền thông Euro 2024 trên tất cả hạ tầng truyền hình, mạng xã hội trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Chi phí giá trị hợp đồng được các bên giữ kín.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá bản quyền các giải đấu lớn leo thang với cấp số nhân trong nhiều năm qua, người hâm mộ cho rằng, giá bản quyền năm nay cũng không rẻ.

Suy luận này không phải thiếu căn cứ khi suốt hai thập kỷ qua, giá bản quyền Euro luôn biến động theo cấp số nhân.

Euro 2004 là lần đầu tiên người hâm mộ được xem truyền hình trực tiếp toàn bộ 31 trận đấu. Giá của giải đấu khi đó không được tiết lộ. Ông Vũ Huy Hùng - Phó trưởng Ban biên tập chương trình Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế khi đó nói "bản quyền vấn đề tế nhị, không thể công khai". 

Tuy nhiên, việc nhà đài đáp ứng các yêu cầu qua thư về việc phát trực tiếp toàn bộ giải đấu so với kế hoạch chỉ phát 27/31 trận của người hâm mộ được coi như nỗ lực trong việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức thể thao của công chúng.

Đến năm 2008, VTV đã phải chi ra 2 triệu USD, khoảng 50 tỷ đồng để có bản quyền phát sóng Euro từ FiveSport. Còn nhớ khi đó, VTV đã chiến thắng hơn chục đài còn lại trong cuộc đấu thầu để có bản quyền phát sóng.

4 năm sau, FiveSport đưa ra mức giá gấp đôi năm 2008. Giá tăng, nhưng cuộc đua bản quyền không dừng lại. Các đài tiếp tục đấu với nhau để phát sóng toàn bộ giải đấu đến người hâm mộ. 

Đến kỳ Euro 2016, vào thời điểm còn khoảng 3 năm nữa giải đấu mới diễn ra, đối tác CAA Eleven đã bắt đầu ra giá bản quyền lên tới 8 triệu USD. Con số này gấp 4 lần số tiền bản quyền VTV chi cho giải đấu năm 2008 và gấp hai lần kỳ Euro gần nhất. Đây là mức giá cao kỷ lục, song, VTV và một số đài truyền hình và đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền khác vẫn xác nhận tham gia cuộc đua giành bản quyền giải đấu.

Đến giải đấu gần đây nhất, Euro 2020, giá bản quyền lại bất ngờ giảm mạnh. VTV sớm sở hữu bản quyền từ tháng 6/2019. Quá trình thương lượng giữa VTV và đối tác đã diễn ra ngay sau World Cup 2018. Chi phí cho gói bản quyền của VTV, ước chừng 2 triệu USD trong bối cảnh giá bản quyền các giải đấu lớn leo thang.

Nhà đài chi tiền sở hữu bản quyền Euro: Từ hàng chục đến cả trăm tỷ đồng để phục vụ người hâm mộ môn thể thao vua- Ảnh 1.

Không chỉ Euro, trong quá khứ, nhiều lần người hâm mộ phải thấp thỏm chờ đợi nhà đài mua bản quyền giải đấu bóng đá hàng đầu hành tinh.

Gần đây nhất, nhà đài mua bản quyền World Cup 2022 với giá khoảng 12 triệu USD. Để có được bản quyền World Cup 2022, VTV đã phải nhờ sự "trợ giúp" của một số ngân hàng và doanh nghiệp.

Tại các kỳ World Cup trước đó, số tiền mà VTV lần lượt phải bỏ ra là 1 triệu USD (2002), 2 triệu USD (2006), 3 triệu USD (2010), 7 triệu USD (2014), 12 triệu USD (2018). Trong đó, bản quyền 2018 phải đến giờ chót VTV mới có thể công bố.

Theo Thảo Vân

Đời sống và Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên