Nhà đầu tư chú ý: Tuần tới sẽ diễn ra hàng loạt sự kiện quan trọng của lĩnh vực ngân hàng thế giới
Làm thế nào để cân bằng lợi ích trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại và áp lực giá cả vẫn lớn là nhiệm vụ khó khăn được ưu tiên hàng đầu trong Cuộc họp mùa xuân của Ngân hàng Thế giới và IMF tại Washington.
- 08-04-2023Ngân hàng nào cho vay mua nhà ưu đãi nhất tháng 4/2023?
- 08-04-2023Gói 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội: Ai được vay, lãi suất thế nào?
- 08-04-2023Giá vàng có thể sớm chinh phục đỉnh cao nhất mọi thời đại
Ông Kazuo Ueda đã nắm quyền lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, trong khi thu nhập của ngân hàng Mỹ bắt đầu khởi sắc trở lại và quốc hội Thụy Sĩ tranh luận về việc làm thế nào để ràng buộc UBS-Credit Suisse. Đó sẽ là những sự kiện tài chính quốc tế quan trọng sẽ diễn ra trong tuần tới.
1/ Lĩnh vực ngân hàng Mỹ đang ra sao?
Sự yên tĩnh đến mức khó chịu bao trùm lĩnh vực ngân hàng Mỹ sau sự cố Ngân hàng Silicon Valley (SVB) khiến mùa báo cáo thu nhập năm nay trở thành thử thách của ngành tài chính Mỹ. Chỉ số chứng khoán ngành ngân hàng trong S&P 500 đã giảm 18% kể từ ngày 8/3, thời điểm những rắc rối của SVB được biết đến và sau đó là sự cố tiếp theo của ngân hàng Signature Bank gây lo lắng cho những ngân hàng khu vực (regional banks) như First Republic.
Báo cáo tài chính của S&P 500 được cho là đã công bố mức tăng trưởng thu nhập hàng năm trong quý đầu tiên là 5,2%, chỉ nằm trong số 4 lĩnh vực có thu nhập dự kiến sẽ tăng.
JPMorgan Chase, Citigroup Inc và Wells Fargo báo cáo thu nhập vào ngày 14/4; Goldman Sachs, Morgan Stanley và Bank Of America sẽ báo cáo vào tuần sau đó.
2/ Thụy Sĩ củng cố vị thế hệ thống ngân hàng
Tại Thụy Sĩ, một điểm nóng khác của lĩnh vực ngân hàng, Quốc hội tổ chức một phiên họp đặc biệt trong 3 ngày từ thứ Ba (11/4) để tranh luận về sự hỗ trợ của Chính phủ để đảm bảo cho quá trình ngân hàng UBS tiếp quản Tập đoàn Credit Suisse.
Không có nhận định nào về việc thỏa thuận sẽ thất bại nhưng những phác thảo về các điều kiện kèm theo có thể hình thành. Chính phủ Thụy Sỹ đã phải chi ra gần 260 tỷ franc Thụy Sĩ (280 tỷ USD) tài trợ và bảo lãnh từ phía Nhà nước.
Cuộc tranh luận dự kiến sẽ trở nên sôi nổi và đầy cảm xúc đối với quốc gia vùng An-pơ, vốn rất tự hào về lĩnh vực tài chính của mình và nơi tài sản ngân hàng chiếm hơn 500% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm.
Thụy Sĩ đã chỉ thị cho Credit Suisse hủy bỏ hoặc giảm tất cả các khoản thanh toán tiền thưởng chưa thanh toán cho 3 cấp quản lý hàng đầu và kiểm tra xem liệu những khoản tiền đã thanh toán đó có thể được thu hồi hay không.
3/ Câu hỏi ngàn đô dành do tân Thống đốc BOJ
Sau một thập kỷ phụ trách Ngân hàng trung ương Nhật Bản, giám sát việc nới lỏng tiền tệ chưa từng có nhằm mục đích làm cho đất nước rơi vào chu kỳ lạm phát, ông Haruhiko Kuroda đã chuyển giao quyền lực cho ông Kazuo Ueda vào thứ Hai (3/4).
Việc giảm bớt các biện pháp kích thích khổng lồ có thể khó khăn hơn so với việc đưa nó vào đúng vị trí, đó là lý do tại sao các nhà kinh tế thường kỳ vọng ông Ueda sẽ dành thời gian trước khi thực hiện những thay đổi lớn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ lắng nghe những gợi ý về chính sách trong bài phát biểu nhậm chức của ông.
Sau khi nắm quyền vào ngày 9/4, ông Ueda sẽ tổ chức cuộc họp chính sách đầu tiên trong hai 2 ngày 27-28/4.
Lạm phát đang vượt xa mục tiêu 2% và tiền lương cuối cùng đã có dấu hiệu bắt kịp, vì vậy các nhà đầu tư đang đặt câu hỏi trị giá nghìn tỷ đô la về việc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể duy trì kích thích quy mô khủng hoảng trong bao lâu?. Đó là số tiền kỷ lục mà BOJ phải trả để mua trái phiếu vào năm ngoái nhằm kiểm soát lợi suất khi các nhà đầu cơ táo bạo tấn công thị trường.
4/ Tăng trưởng khó khăn nhưng lạm phát lại dễ dàng
Các nhà sản xuất dầu mỏ trong nhóm OPEC+ vào ngày 2/4 đã khiến giá dầu tăng vọt khi thông báo cắt giảm sản lượng khoảng 1,16 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối năm 2023. Điều này xảy ra sau khi giá dầu thô giảm vào tháng 3 do bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế.
Câu hỏi lớn là liệu giá dầu sẽ tiếp tục tăng, gây ra lạm phát cao hơn hay giải quyết để cân bằng việc cắt giảm sản lượng với nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng mờ nhạt?
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại đã thúc đẩy nền kinh tế trong nước nhưng nhu cầu tại các nhà máy vẫn còn yếu. Cuộc khảo sát ISM mới nhất của các nhà sản xuất Mỹ cho thấy các điều kiện kinh doanh đang rất tồi tệ.
Bên cạnh đà tăng của cổ phiếu tài nguyên, phản ứng ban đầu của thị trường đối với động thái của OPEC khá im ắng, khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ vào ngày 12/4 để xem liệu tốc độ tăng giá có chậm lại đủ để dập tắt mong muốn tăng lãi suất mạnh hơn nữa của các ngân hàng trung ương hay không?
5/ Cuộc họp mùa Xuân năm nay tập trung vào tài chính và lạm phát
Các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư sẽ tới Washington để tham dự các cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, bắt đầu vào thứ Hai (10/4). Lạm phát cao và ổn định tài chính là mối quan tâm hàng đầu trong các chương trình nghị sự.
Quỹ sẽ công bố những dự báo mới nhất về tăng trưởng toàn cầu vào thứ Ba (11/4) và một hội nghị bàn tròn có chủ quyền để giải quyết ván đề ở các quốc gia đang gặp khó khăn về nợ nần là một sự kiện quan trọng vào thứ Tư (12/4).
Các nền kinh tế thiếu tiền mặt như Zambia, Sri Lanka và Ghana vẫn đang đàm phán để cơ cấu lại nợ nước ngoài của họ, tập trung nhiều vào Trung Quốc, chủ nợ song phương lớn nhất cho các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Đây sẽ là cuộc họp đầu tiên của Ajay Banga, ứng cử viên Mỹ điều hành Ngân hàng Thế giới và là ứng cử viên duy nhất cho công việc này. Ông Banga cho biết ông ủng hộ đề xuất của người tiền nhiệm về việc mở rộng khả năng cho vay hàng năm của ngân hàng thêm khoảng 5 tỷ đô la để giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác.
Tham khảo: Refinitiv
Nhịp sống thị trường
- Đẩy nhanh vốn tín dụng ra thị trường
- Lãi suất tiền gửi và cho vay vẫn chênh lệch lớn
- Giá vàng nhẫn vọt lên mức kỷ lục 58 triệu đồng/lượng, người giữ vàng lãi đậm
- VietinBank hạ lãi suất huy động từ ngày 19/9, toàn bộ nhóm Big4 đã giảm về mức đáy lịch sử
- Giá vàng vượt mốc 69 triệu đồng/lượng, USD tiếp tục tăng mạnh