Nhà đầu tư lo ngại về số ca nhiễm virus corona ở Mỹ, Phố Wall quay đầu rớt điểm mạnh nhưng vẫn ghi nhận đà tăng trong tuần
Kết thúc phiên 27/3, chứng khoán Mỹ diễn biến tiêu cực, tuy nhiên vẫn ghi nhận đà tăng trong cả tuần nhờ 3 phiên tăng điểm mạnh trước đó, kết thúc 1 tuần đầy biến động khác ở Phố Wall. Nhà đầu tư đã lo ngại hơn khi số ca nhiễm virus corona ở Mỹ cao nhất thế giới.
- 27-03-2020Phớt lờ thông tin tiêu cực về số đơn trợ cấp thất nghiệp, Phố Wall khởi sắc 3 phiên liên tiếp, Dow Jones bứt phá hơn 1.300 điểm
- 25-03-2020Kỳ vọng về dự luật kích thích kinh tế tăng cao, Dow Jones tăng 11% - phiên khởi sắc nhất từ 1933
- 24-03-2020Nhà đầu tư thất vọng khi Quốc hội Mỹ chưa thông qua gói kích thích kinh tế lớn, Dow Jones đóng cửa ở mức thấp nhất trong gần 4 năm
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 915,39 điểm, tương đương 4,1%, xuống 21.636,78 điểm. S&P 500 mất 3,4% còn 2.541,47 điểm, trong khi Nasdaq Composite đóng cửa thấp hơn 3,7% ở mức 7.502,38 điểm.
Dẫn đầu đà giảm ở phiên này của Dow Jones là cổ phiếu Boeing rớt 10,3%. Chevron và Disney đều mất hơn 8%. Cổ phiếu Boeing giảm mạnh sau khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói rằng nhà sản xuất máy bay sẽ không đề xuất về gói cứu trợ của chính phủ. Năng lượng và công nghệ là những ngành có diễn biến tiêu cực nhất trong S&P 500, giảm lần lượt 6,9% và 4,6%. Cổ phiếu nhóm năng lượng chịu áp lực bởi giá dầu thô giảm 4,8%.
Diễn biến của các chỉ số lớn trong tuần vừa qua.
Tuy nhiên, các chỉ số lớn đều tăng điểm mạnh trong tuần này. Chỉ số Dow tăng 12,8%, ghi nhận mức tăng trong 1 tuần lớn nhất kể từ năm 1938. Từ đầu tuần đến nay, S&P 500 tăng 10,3% có mức tăng trong 1 tuần mạnh nhất kể từ tháng 3/2009. Nasdaq cũng có mức tăng theo tuần lớn nhất trong 11 năm, bứt phá 9,1%. Dẫu vậy, các chỉ số lớn vẫn thấp hơn 20% so với mức đỉnh thiết lập hồi tháng trước khi nhà đầu tư ồ ạt tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro.
Trước đó, Thượng viện đã thông qua một dự luật kích thích kinh tế với gói cứu trợ lớn chưa từng có - 2 nghìn tỷ USD, và tối ngày hôm qua (giờ Việt Nam), Hạ viện đã phê chuẩn sau đó gửi đến Tổng thống Donald Trump để ký kết.
Sự dao động của thị trường hoang dã diễn ra trong một tuần khi các nhà đầu tư đã rút tiền trên bảng và hướng tới sự an toàn của tiền mặt.
Thị trường biến động khi nhà đầu tư rút tiền và chuyển sang tích trữ tiền mặt. Theo Refinitiv Lipper, nhà đầu tư đã rót 259,8 tỷ USD vào các quỹ MMF, tuần thứ 3 liên tiếp ghi nhận dòng vốn lớn kỷ lục. Trong khi đó, 13,7 tỷ USD đã được rút khỏi các quỹ đầu tư chứng khoán. Các quỹ đầu tư trái phiếu chịu thuế chứng khiến lượng outflow là 62 tỷ USD, 13,7 tỷ USD cũng bị rút khỏi trái phiếu chính quyền địa phương, đạt mức cao nhất trong 2 tuần liên tiếp.