MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà đầu tư Nhật Bản rót 2,4 tỷ USD vào một tỉnh miền Bắc “có lợi thế so sánh nhất hiện nay”, sẽ lên thành phố trực thuộc TW

Tỉnh này cũng sắp có thêm 4 nhà máy quy mô 80 triệu USD từ các nhà đầu tư Nhật Bản.

Trong Hội nghị Xúc tiến đầu tư Quảng Ninh – Nhật Bản năm 2023 tổ chức ngày 17/11 vừa qua, ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất trên cả nước được Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO đánh giá là tỉnh có lợi thế so sánh nhất Việt Nam hiện nay; là vùng đất hội tụ nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, lan tỏa giá trị và lợi ích đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân và du khách.

Trong lĩnh vực đầu tư, Quảng Ninh xác định Nhật Bản là một trong những địa bàn trọng điểm, là đối tác, nhà đầu tư chiến lược toàn diện trong kêu gọi, thu hút đầu tư. Tính đến nay, thu hút FDI lũy kế trên địa bàn tỉnh đạt trên 13,91 tỷ USD với với 172 dự án từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó có 12 dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản, tổng vốn đầu tư đăng ký các dự án đạt xấp xỉ 2,4 tỷ USD chiếm 20,52% tổng vốn đầu tư FDI toàn tỉnh. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tập trung vào các lĩnh vực: Sản xuất điện, công nghiệp chế biến, chế tạo, nông, lâm, ngư nghiệp và hoạt động tư vấn quản lý…

Hội nghị này cũng đã diễn ra Lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án FDI Nhật Bản tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, gồm Dự án Nhà máy sản xuất cơ khí chính xác Castem Việt Nam, Dự án Parts Seiko Việt Nam, Dự án Nhà máy Tamagawa Việt Nam, Dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp Fujix Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 80 triệu USD.

Các nhà đầu tư Nhật Bản rót tới 2,4 tỷ USD vào một tỉnh miền Bắc “có lợi thế so sánh nhất hiện nay”, sẽ lên thành phố trực thuộc trung ương - Ảnh 1.

Thông tin thêm về kinh tế Quảng Ninh, những năm gần đây, tỉnh là một trong những địa phương dẫn đầu về tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Trong đó trọng tâm ưu tiên là phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng dịch vụ, du lịch, hạ tầng đô thị.

Kinh tế tỉnh liên tục tăng trưởng cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trong 8 năm liên tiếp (2016-2023) đạt 2 con số kể cả trong những giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 10 tháng đầu năm 2023, FDI của địa phương này đạt trên 3,1 tỷ USD, đứng đầu cả nước, vượt Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM... để dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.

Quảng Ninh đặt mục tiêu hướng đến năm 2030 trở thành một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; thành cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc, một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Tỉnh phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP hằng năm trên 10%, GRDP bình quân đầu người đến năm 2024 đạt trên 10.000 USD, đến năm 2030 đạt 19.000 - 20.000 USD.

Thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh ưu tiên kêu gọi, thu hút đầu tư và sẵn sàng tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt như: Du lịch, dịch vụ tổng hợp hiện đại; công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghệ cao, công nghệ thông minh; kinh tế biển, logistics, cảng biển và dịch vụ cảng biển; nông nghiệp sinh thái; các nhóm ngành thúc đẩy kinh tế xanh như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, điện khí, điện gió; phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Trong một diễn biến liên quan, theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 2/2023, Quảng Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn) và tái lập thị xã Tiên Yên.

Nhật Minh

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên