MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội tham gia quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng

21-07-2024 - 22:46 PM | Tài chính - ngân hàng

Tại "Đối thoại tháng 7" do CLB Nhà báo Chứng khoán Việt Nam tổ chức ngày 19/7, chia sẻ về cơ hội cho các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tham gia vào tổ chức tín dụng (TCTD) khi nhiều ngân hàng đang có nhu cầu tăng vốn điều lệ hoặc tái cấu trúc, bà Nguyễn Linh Phương - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho biết.

Theo bà Phương, tại Đề án Tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn liền với xử lý nợ nợ xấu trong giai đoạn 2021-2025 cũng như tại Kế hoạch hành động của NHNN để thực hiện đề án trên có một nhiệm vụ rất cụ thể, đó là thu hút, khuyến khích nhà đầu tư có năng lực trong và ngoài nước tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD. Từ đó, có thể thấy việc thu hút dòng vốn ngoại được xem là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản trị của hệ thống các TCTD. Để thực hiện được những yêu cầu này, thời gian qua, NHNN đã có nhiều giải pháp được triển khai.

Nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội tham gia quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng- Ảnh 1.

Bà Nguyễn Linh Phương, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ

Thứ nhất, Luật các TCTD năm 2024 vừa được ban hành hiệu lực vào ngày 1/7 vừa qua đã một số sửa đổi về quy định để nâng cao tính minh bạch của hệ thống các TCTD, giảm thiểu cái rủi ro, nâng cao an toàn của hệ thống. Trong đó, nổi bật là việc quy định cổ đông sở hữu 1% vốn điều lệ của TCTD trở lên sẽ phải công bố thông tin. Hay, quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông để qua đó giảm khả năng sở hữu chéo, khả năng thao túng NHTM, để qua đó nâng cao tính minh bạch và an toàn cho cho NHTM.

Thứ hai, vừa qua ngành Ngân hàng cũng rất tích cực triển khai chuẩn mực Basel 2 và 3, trong đó việc triển khai Basel 2 theo phương pháp nâng cao, từ đó hướng tới triển khai Basel 3. Việc triển khai này đã có những tác dụng rất tích cực, một mặt thúc đẩy việc công bố thông tin, nâng cao nhận thức về rủi ro, thúc đẩy những chính sách về rủi ro để qua đó giúp các đối tác hay người gửi tiền có thể giám sát hệ thống, hoạt động của ngân hàng thương mại tốt hơn. Mặt khác, nó cũng giúp cho NHTM thông qua những thông tin nắm bắt được có thể đánh giá được chính xác hơn yêu cầu về nâng vốn cũng như năng lực quản trị rủi ro của mình.

Thứ ba, liên quan đến tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cũng đã có những quy định rất cụ thể tại Nghị định 01/2014, trong đó quy định nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là nhà đầu tư chiến lược có thể sở hữu cổ phần lên tới 20% vốn điều lệ của NHTM và tổng sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không quá 30% vốn điều lệ. Đối với cả các TCTD yếu kém, tỉ lệ này có thể cao hơn theo quyết định của Thủ tướng.

"Vừa qua, dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 01 đang được trình lên Chính phủ để ban hành, trong đó có một số thay đổi quan trọng như đối với các NHTM đang nhận chuyển giao bắt buộc thì tỉ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn mức 30% nữa mà có thể lên tới 49% theo quyết định của Thủ tướng", bà Phương cho biết thêm.

Từ những điểm trên trên, bà Phương cho biết, nhà đầu nước ngoài, nhà đầu tổ chức nước ngoài sẽ nhiều cơ hội đầu , hợp tác phát triển để cùng tham gia vào quá trình tái cấu hệ thống TCTD để hướng tới những chuẩn mực cao bền vững hơn theo chuẩn mực quốc tế.

Liên quan đến câu hỏi về cái định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới, bà Phương cho biết, năm 2024 là một năm rất khó khăn đối với điều hành chính sách tiền tệ, ngoại hối. Bởi vì, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn tiếp tục duy trì lãi suất cao và kéo dài, lớn hơn rất nhiều so với dự kiến.

"Cuối năm ngoái vẫn có những dự báo của thị trường là họ sẽ hạ lãi suất ba lần trong năm nay và bắt đầu là từ tháng 6. Tuy nhiên, việc dự kiến hạ lãi suất càng ngày càng lùi lại. Có một số thông tin gần đây tích cực hơn là có thể tháng 9 họ sẽ hạ, tuy nhiên cũng chưa phải là chắc chắn. Ngoài ra, việc duy trì lãi suất cao kéo dài như thế đã ảnh hưởng đến nguồn vốn và để giải quyết việc chênh lệch này, năm ngoái NHNN đã liên tục giảm lãi suất để hỗ trợ phát triển kinh tế. Theo đó, chênh lệch giữa lãi suất đồng Việt Nam và lãi suất đô la Mỹ duy trì ở mức âm cao đã tác động rất lớn đối với tỉ giá và sự ổn định của thị trường ngoại tệ. Mặt khác, nhu cầu nhập mua ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu trong quá trình hồi phục kinh tế cũng là một áp lực lớn đối với tỷ giá. Chính vì thế trong điều hành vừa qua, NHNN đã phải rất nỗ lực với nhiều biện pháp để vừa ổn định thị trường tiền tệ, vừa ổn định tỷ giá. Việc NHNN mua, bán ngoại tệ để can thiệp ổn định tỷ giá là hoạt động bình thường trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ", bà Phương cho hay.

Theo Trần Hương

Thời báo ngân hàng

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên