MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam

Việt Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về công nghệ.

Nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam - VTV.VN

Theo Tổng vục Thống kê, 9 tháng qua, tổng vốn FDI thu hút đạt trên 20 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ. Trong đó nhiều dự án có chất lượng cao, đúng với quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị, về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao chất lượng, hiệu quả Hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Công ty TNHH THN Autoparts Việt Nam đang đưa vào thử nghiệm nhà máy thứ 2 ở Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư 16 triệu USD, dự kiến sẽ đưa vào vận hành ngay trong tháng này nhằm đáp ứng các đơn hàng dây điện cho mẫu xe mới của Hyundai, Kia.

"Mới qua 9 tháng, sản lượng đã tăng gần gấp đôi so với cả năm ngoái. Các chỉ số về thương mại hiện nay đều tích cực. Cùng với đó, các dự án sản xuất ô tô xanh của chúng tôi đang đi đúng hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài và bền vững tại Việt Nam", ông Lee Kwang Ho, Tổng Giám đốc Công ty TNHH THN Autoparts Việt Nam, cho biết.

Nếu đầu năm, các dự án FDI giải ngân khá cầm chừng, kết thúc 9 tháng, tổng vốn giải ngân ước đạt 16,6 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất cùng kỳ trong giai đoạn 5 năm qua. Vốn FDI giải ngân tập trung nhiều ở những địa phương có thế mạnh về hạ tầng kết nối và môi trường đầu tư kinh doanh.

Nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam - Ảnh 1.

"Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư nước ngoài trong khu vực. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tính từ đầu quý III qua các tháng đều tăng, đặc biệt là tháng 9, đã tăng kỷ lục. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, họ đã thấy được cơ hội sản xuất kinh doanh cũng như chi phí cơ hội, tỷ suất lợi nhuận tích cực hơn.

Theo các chuyên gia, triển vọng thu hút FDI cả năm nay được dự báo khả quan khi các dự án FDI cấp mới hiện tăng mạnh cả về số lượng và giá trị.

"Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư nước ngoài trong khu vực. Điều này dễ hiểu, bởi Việt Nam đang tăng tốc giải ngân đầu tư công vào các lĩnh vực hạ tầng kết nối liên vùng, năng lượng xanh phù hợp với xu thế dòng vốn FDI chất lượng cao đang ưu tiên các địa điểm đầu tư lâu dài, bền vững, tăng trưởng xanh", ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, nhận định.

Sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia về công nghệ cao, ô tô, hàng không - vũ trụ, năng lượng… không chỉ giúp mở rộng chuỗi sản xuất, mà còn đầu tư thành lập các trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Những kết quả này chính là sự cụ thể hóa thiết thực nhất những mục tiêu mà Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị đã đề ra là xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội để tăng cạnh tranh quốc tế trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chất lượng cao.

Theo Tiến Anh

VTV

Trở lên trên