Nhà máy thông minh tại Hải Phòng, công nghệ của Viettel, FPT và hai câu hỏi của Giáo sư Úc về tương lai ngành AI của Việt Nam
"Trí tuệ nhân tạo đang bắt đầu được phát triển rất tích cực tại Việt Nam", GS. Massimo Piccardi, Trưởng khoa Xử lý và Phân tích tín hiệu, Trường Kỹ thuật điện và dữ liệu (SEDE), Đại học Công nghệ Sydney (UTS) nhận định.
- 22-09-2019Chủ tịch Công ty May sông Hồng: Đành mặc kệ các "học giả" trên trời tranh cãi mỗi việc thêm hay bớt giờ làm việc, bao giờ cạn kiệt sức lực thì thôi…
- 21-09-2019Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Xin chúc làm 4.0, 5G nhưng mỗi gia đình sẽ có 2 con
- 20-09-2019Sai lầm của Malaysia trong vượt bẫy thu nhập trung bình và bài học cho Việt Nam qua lời kể của cựu Thứ trưởng Malaysia
- 20-09-2019"Việt Nam ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu?", câu trả lời và lời khuyên đặc biệt từ World Bank
AI: Đằng sau những cường điệu của con người
GS. Massimo Piccardi cho biết dù có những cường điệu nhất định nhưng rất khó phủ nhận những tác động của AI.
Cụ thể, AI hợp nhất các khối xây dựng như học máy và nhận dạng mẫu, thị giác máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý lời nói và robot, cung cấp cho chúng ta khả năng khai thác nội dung thông tin trong các hình ảnh, video, ngôn ngữ, dữ liệu cảm biến và dữ liệu giao dịch đến một mức độ chưa từng có.
AI đang phát triển nhờ những cải tiến về thuật toán cơ bản, nhưng cũng không ngừng gia tăng khả năng tính toán và giao tiếp và khả năng mở rộng dữ liệu.
"Hoàn toàn hợp lý khi đặt ra câu hỏi liệu hiện nay AI đã phát triển đến mức nào", ông nói và dẫn ra các ví dụ như AI được các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Instagram,... sử dụng để tự động gắn thẻ hình ảnh của người sử dụng với tên và hồ sơ của mọi người.
AI cũng đang có những bước tiến nhanh chóng trong chẩn đoán y tế để chẩn đoán các bệnh như ung thư vú, ung thư da, bệnh võng mạc tiểu đường và nhiều bệnh khác.
Trong ngành xây dựng, những công cụ mới dựa trên AI và robot hứa hẹn sẽ xây toàn bộ một ngôi nhà trong vòng chưa đầy hai ngày.
Trong ngành sản xuất công nghiệp, AI sẽ thực hiện "chỉnh sửa hàng loạt" có độ khó cao, có khả năng cung cấp các sản phẩm được cá nhân hóa trên quy mô lớn.
"Trong lĩnh vực nghiên cứu của tôi - xử lý ngôn ngữ tự nhiên - AI đang giúp tạo ra các ứng dụng có thể hiểu ngôn ngữ của con người và tạo ra các câu trả lời và tương tác đầy đủ", GS. Massimo Piccardi cho biết. Các ví dụ nổi bật bao gồm dịch máy, hiện có sẵn cho hơn 100 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Việt và tất cả các ngôn ngữ chính của châu Á, tự động so sánh, trả lời câu hỏi và chatbot.
Nhà máy thông minh tại Hải Phòng, công nghệ của Viettel là những điển hình cho AI ở Việt Nam
GS. Massimo Piccardi nhận định ngành trí tuệ nhân tạo đang bắt đầu được phát triển rất tích cực tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết các chuyên gia Việt Nam - những người giữ vai trò phát triển AI hàng đầu ở các quốc gia khác đã nêu bật những điểm cần cải thiện nhiều hơn nữa. Đơn cử như số lượng kỹ sư có trình độ cao còn ít, cơ sở hạ tầng dữ liệu và chất lượng dữ liệu còn hạn chế, doanh nghiệp chưa có động lực đầu tư vào AI để tự động hóa vì chi phí lao động tại Việt Nam còn thấp.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng sẽ rất chế khi nghĩ AI là một công cụ để tự động hóa các chức năng công việc hiện có.
Theo đó, AI có thể mở đường cho các chức năng công việc mà trước đây không thể thực hiện được như dự đoán thay đổi thị trường hoặc cho phép thiết kế dựa trên thuật toán.
Ông Massimo Piccardi đánh giá nhà máy thông minh tại Hải Phòng của GE trong ngành công nghiệp sản xuất là một ví dụ về nhà máy sản xuất rất tiên tiến, đã khai thác các công nghệ như AI, IoT, phân tích dữ liệu lớn và điện toán đám mây, sử dụng lực lượng lao động hơn 1.000 người.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, ông chỉ ra các công nghệ xử lý hình ảnh bằng AI của Viettel đang giúp nông dân đánh giá sự phát triển của cây lúa.
Hay trong lĩnh vực dịch vụ, bệnh viện điện tử của FPT cung cấp một hệ thống quản lý bệnh viện toàn diện để quản lý tất cả các hoạt động từ đăng ký khám đến xuất viện, và đã được hơn 400 bệnh viện và phòng khám sử dụng.
Theo vị chuyên gia này, với mối quan ngại về đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao và rất cần thiết, Việt Nam đang chứng kiến nhiều học viện tư nhân nhanh chóng khắc phục những hạn chế về kỹ năng, ví dụ như VietAI, AI Academy Vietnam và NobleProg. Ngoài ra, nhiều trường đại học của Việt Nam đã thiết lập các quan hệ hợp tác quốc tế với các trường đại học và trung tâm nghiên cứu quốc tế.
"AI dường như đang phát triển rất tích cực ở Việt Nam, nhiều bên liên quan vẫn kêu gọi tiếp tục đầu tư và phát triển", ông nói và đặt ra 2 câu hỏi.
"Với tư cách là một nhà nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu, câu hỏi mở sẽ là: làm thế nào để tăng nguồn lực cho hoạt động đào tạo lực lượng lao động lành nghề mới?", ông cho biết.
Một câu hỏi khác của vị chuyên gia này là làm thế nào để thúc đẩy và gia tăng nguồn lực cho các dự án nghiên cứu chung giữa Việt Nam và các tổ chức nghiên cứu nước ngoài?
Những sáng kiến hợp tác với nước ngoài theo ông sẽ sẽ giúp Việt Nam đi đầu trong quá trình chuyển đổi AI trong hiện tại và tương lai.