Nhà nhân sự chia sẻ về những kiểu ứng viên thường gặp trong tuyển dụng
Những kiểu ứng viên thường gặp trong tuyển dụng là câu chuyện nhân sự không còn mới mẻ gì nhưng nó thực sự chưa bao giờ là cũ. Đi từ thực tế trong nghề, các nhà nhân sự đã tự đúc kết lại được những hình ảnh điển hình của ứng viên.
Với rất nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đã trải qua biết bao cuộc phỏng vấn, ngồi đối diện với biết bao nhiêu ứng viên, nhiều nhà tuyển dụng đều chia sẻ về ba kiểu người mà họ thường gặp nhất
Kiểu thứ nhất: Biết người biết ta
Lời răn của ông cha: biết người biết ta, trăm trận trăm thắng hẳn ai cũng đều nhớ. Trong tuyển dụng nhân sự, có một tốp ứng viên rất ưu tú được vang danh câu nói này. Họ là những người biết người biết ta.
Kiểu ứng viên này rất ít nhưng lại vô cùng chất lượng. Đặc điểm của họ không chỉ có tác phong chuyên nghiệp, lời lẽ lịch sự mà còn rất khiêm tốn và dễ thương.
Theo lời chia sẻ chân thành của một “lão đại” trong làng nhân sự thì anh ta đã gặp được những người ứng viên như thế này: sau khi được yêu cầu tự giới thiệu bản thân, ứng viên đó đã mang cho nhà tuyển dụng cảm giác tâm phục khẩu phục với sự khéo léo của mình.
Với câu hỏi vì sao lại muốn làm việc tại công ty, nếu là một người ứng viên bình thường, họ cũng sẽ đưa ra những câu hỏi bình thường giống với những gì họ tham khảo được ở trên mạng. Tuy nhiên, người ứng viên mà nhà tuyển dụng nọ lại không như thế. Anh ta đã khéo léo kể lại lịch sử vẻ vang của công ty từ khi hình thành cho tới các giai đoạn phát triển, những thành tích đã đạt được.
Đó chính là tất cả lý do mà ứng viên muốn được làm việc và cống hiến tại đây. Chẳng những thế, ứng viên còn không ngần ngại khẳng định rằng, họ tin tưởng với những gì công ty đang có, họ sẽ được tạo một môi trường làm việc vô cùng thuận lợi để phát triển.
Với câu trả lời rành mạch như vậy, rõ ràng có thể chứng tỏ được rằng ứng viên có tìm hiểu về công ty, có chuẩn bị thật kỹ lưỡng về mọi thứ. Có thể những điều họ nói là sự cố ý nhưng đó hoàn toàn là một chiến lược vô cùng khéo léo của ứng viên khi đưa ra lời khen ngợi, có dẫn chứng rõ ràng, cụ thể. Nhà tuyển dụng nào chẳng dễ bị chiếm cảm tình đúng không?
Kiểu thứ hai: Biết người nhưng chẳng biết ta
Dạng này xuất hiện rất nhiều trong tuyển dụng. Đặc điểm của họ thực quá dễ nhận thấy.
Có khi chỉ cần bước chân vào một doanh nghiệp nào đó hoành tráng, bề thế cũng đủ để “hồn xiêu phách lạc” ngay lập tức, dù chẳng hề làm gì xấu nhưng chỉ cần bảo vệ “dòm” qua một cái hay các nhân viên nội bộ gửi tới một ánh nhìn là cũng đủ khiến cho kiểu ứng viên này “tim đập chân run”.
Không biết thì phải hỏi, thế nhưng kiểu ứng viên biết người lại chẳng biết ta đó lại chẳng dám mở miệng hỏi ai, lấy đà mãi mới thốt ra được những tiếng lắp bắp, lí nhí ở trong cổ họng.
May mắn thay, cũng bước được vào cuộc phỏng vấn rồi, anh ta vẫn chẳng quên cái tâm lý rằng mình yếu thế hơn người khác, mình đang đi “xin việc” cho nên phải khép nép để cho “lịch sự và đúng mực”. Vậy nên, khi được hỏi về lương, vẫn là cái phong thái nhỏ nhẻ ấy mà rằng: sao cũng được!
Phải chăng anh chàng này chỉ cần tâm huyết cho công việc, không quan tâm tới vật chất lương lậu hay sao? Nhưng cho tới khi được ấn định một mức lương khá thấp thì ngay lập tức kêu liền “lương thấp quá”.
Cứ vòng quanh hết cả quả địa cầu mới nói được vài ba điều, có lẽ, sau khi hoàn tất nhiệm vụ phỏng vấn cũng là lúc nhà tuyển dụng chỉ muốn chốt hạ ngay kết quả: không phù hợp, không tuyển dụng. Nhưng hay thay, đến khi nhận được kết quả, kiểu ứng viên như thế lại cứ cố tự hỏi mình vì sao? Tự cho rằng bản thân đã quá cẩn thận sao vẫn cứ trượt
Kiểu thứ ba: Biết ta mà không biết được người
Cũng như kiểu thứ hai, kiểu ứng viên này cũng nhiều. Tuy nhiên về đặc điểm thì lại trái ngược hoàn toàn.
Khi bước vào công ty để ứng tuyển hay phỏng vấn, người ứng viên này rất tự tin,đi ứng tuyển mà như đi chơi vậy. Khi phỏng vấn thì hiên ngang kể ra hàng tá thành tích và bằng cấp đạt được.
Cho đến khi được hỏi đã tìm hiểu được những gì về công ty thì cười xòa, gãi tai gãi đầu mà rằng: do em bận quá không kịp tìm hiểu kỹ. Mặc dù thể hiện rõ bản thân có trình độ và bằng cấp về tiếng Anh nhưng khi được yêu cầu giới thiệu bản thân bằng thứ ngôn ngữ này, nhiều người ứng viên thuộc kiểu này lại chối đây đẩy và đề xuất để họ giới thiệu bằng tiếng Việt cho nhà tuyển dụng dễ nghe.
Mọi thứ cứ bàn chùn như thế cho tới khi đàm phán lương, khí thế tự tin lại lên cao không điểm dừng. Họ sẵn sàng nói: thấp nhất là ... với giọng điệu vô cùng hách dịch. Dường như với những gì đã kể ra trong CV thì họ xứng đáng nhận được mức lương thấp nhất cũng phải “dày” hơn người khác thì phải.
Khúc vĩ thanh dành cho nhà tuyển dụng
Trong tuyển dụng nhân sự, nếu ứng viên muốn đàm phán lương thành công chắn chắn phải biết rõ về thực lực và giá trị của bản thân đang ở đâu. Nhà tuyển dụng cần ứng viên chứng minh được điều đó đi kèm với mức lương họ đề xuất.
Hơn ai hết, trang web hỗ trợ tuyển dụng Timviec365 luôn hiểu rõ, nếu như ứng viên đề xuất một mức lương quá thấp thì bản thân họ thiệt thòi và chẳng thể gắn bó dài lâu. Nhưng nếu lương vượt cao quá so với giá trị bản thân họ có thì phía doanh nghiệp thậm chí không để ứng viên được bước chân vào làm việc tại công ty họ dù chỉ một ngày.
Vì vậy, để tuyển dụng thành công, cả nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm những người ứng viên chất lượng trên website Timviec365 để nhìn trúng đích sự tương quan giữa năng lực và mức lương mong muốn được thể hiện rất rõ trong hồ sơ thông tin của ứng viên. Ngược lại, ứng viên có thể dựa vào phần so sánh lương để khảo sát thị trường và biết được như thế nào là một mức lương tương xứng dành cho mình.
Bài viết đã nêu ra 3 kiểu ứng viên mà nhà tuyển dụng sẽ thường xuyên gặp phải trong tuyển dụng nhân sự. Vì thế, rất hy vọng bài viết sẽ có ích cho những ai đang hành nghề.