Nhà Trắng và Quốc hội đạt thỏa thuận ngăn "khủng hoảng tài chính" ở Washington
Chính quyền Trump và đảng Dân chủ ở Quốc hội Mỹ đã đạt được thỏa thuận ngân sách về nâng mức trần nợ công và chi tiêu liên bang trong hai tài khóa tiếp theo, ngăn một cuộc khủng hoảng tài chính có thể diễn ra vào mùa thu này.
- 23-07-2019Ông Trump: “Tôi có thể xoá sổ Afghanistan trong 10 ngày”
- 21-07-2019Ông Trump tỏ lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc
- 20-07-2019Ông Trump: Trung Quốc có năm kinh tế tệ nhất, Mỹ thì tuyệt nhất
- 19-07-2019Tổng thống Trump xác nhận Mỹ bắn rơi máy bay Iran ở Vịnh Hormuz
- 18-07-2019Google làm gì ở Trung Quốc mà bị Tổng thống Trump đe dọa điều tra?
Thỏa thuận mới ít nhất có hiệu lực đến 7/2021, tránh cho Chính phủ Mỹ khỏi nguy cơ bị ngừng hoạt động do thiếu tiền cũng như ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ chưa từng có với nợ của nước Mỹ.
"Tôi vui mừng thông báo rằng một thỏa thuận về trần nợ và ngân sách được ký kết giữa Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell với lãnh đạo phe thiểu số ở Thượng viện Chuck Schumer, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo Dân tộc thiểu số Kevin McCarthy", Tổng thống Donald Trump cho biết.
Theo ông Trump, đây là một sự thỏa hiệp thực sự nhằm mang đến một chiến thắng lớn khác cho quân đội và các cựu binh của Mỹ. Theo đó, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã đồng ý tăng chi tiêu khoảng 320 tỷ USD và số tiền này sẽ được chia đều cho quân sự và các cơ quan trong nước.
Cuộc đàm phán trực tiếp được tiến hành tháng này trong nỗ lực tránh bế tắc đảng phái dẫn tới tình trạng chính phủ đóng cửa kéo dài kỷ lục trong tháng 12 và tháng Giêng vừa qua. Ngoài bà Pelosi và ông Mnuchin, nhiều lãnh đạo khác của cả hai đảng ở Thượng viện và Hạ viện cũng tham gia đàm phán.
Tuy nhiên, theo nguồn tin, Nhà Trắng có những điểm không hài lòng với thỏa thuận mới. Khoản bù đắp chi tiêu trong thỏa thuận là 75 tỷ USD, chỉ bằng một so với khoản tiền mà cố vấn của ông Trump yêu cầu từ đảng Dân chủ.
Nếu được Quốc hội thông qua, thỏa thuận sẽ cho phép chính phủ liên bang vay thêm tiền và tránh được viễn cảnh vỡ nợ trong những tháng tới. Ngoài ra, nó cũng nâng ngân sách về quốc phòng và các vấn đề trong nước. Theo đó, thỏa thuận này sẽ nâng mức chi tiêu trần trong tài khóa 2020 và 2021, kéo dài mức trần nợ công đến cuối tháng 7/2021, gần 9 tháng sau cuộc bầu cử năm 2020.
Tuy nhiên, trong trường hợp như dự luật này không được thông qua, Bộ Tài chính Mỹ sẽ bị vượt mức trần nợ công vào ngày 9/9 tới.
Năm tài khóa tiếp theo, chi tiêu cho các chương trình của Mỹ sẽ tăng lên 1,37 nghìn tỷ USD, cao hơn so với mức 1,32 nghìn tỷ USD hiện nay. 738 tỷ USD trong đó là số tiền tối đa được chi cho quốc phòng. Trong khi đó, các hoạt động không liên quan đến quốc phòng sẽ bị giới hạn ở mức 632 tỷ USD, tăng so với mức 605 tỷ USD của năm nay. Theo dự báo, năm tài khóa 2021, chi tiêu liên bang sẽ tăng lên 1,375 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, thỏa thuận này phải đối mặt với sự phản đối từ các nghị sĩ Cộng hòa theo đường lối bảo thủ, vốn không đồng tình với việc tăng thêm hàng trăm tỷ USD cho chi tiêu và làm tăng nợ công Mỹ.