Nhà tuyển dụng yêu cầu ngồi xuống trong phòng không có ghế - nữ ứng viên xử lý ngon ơ bằng cách này, nhận mức lương thử việc cả trăm triệu
Rõ ràng không có cái ghế nào trong phòng nhưng vẫn được yêu cầu ngồi xuống phỏng vấn, bạn sẽ làm gì?
- 23-11-2021"Vào toilet nhưng hết giấy thì làm gì?" - Nam ứng viên trả lời 1 câu được nhà tuyển dụng khen tới tấp, nhận ngay công việc mức lương 1,7 tỷ
- 17-11-2021Nhà tuyển dụng: "Nếu 1 cây kim rơi xuống biển thì phải làm sao?", ứng viên nghe xong người bật khóc tại chỗ người thành công "qua ải"
- 17-11-2021Vừa tốt nghiệp, nữ sinh 22 tuổi đã được Chủ tịch tập đoàn đầu ngành trực tiếp tuyển dụng: Không phải xinh đẹp hay khác biệt, "nhân tố bí mật" nằm ở 2 chữ ít ai ngờ
Phỏng vấn chính là cửa ải cuối cùng mà các ứng viên bắt buộc phải vượt qua nếu muốn thành công xin được việc. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, thị trường lao động "cung nhiều hơn cầu" dễ dẫn đến tình trạng cạnh tranh khốc liệt ngay từ khâu xin việc của các công ty lớn. Để giải quyết tình trạng ấy, ngoài những kiến thức và kinh nghiệm chuyên ngành, các nhà tuyển dụng cũng bày ra thêm đủ trò làm khó, đánh đố nhằm sàng lọc ứng viên phù hợp.
Huệ Tử là một sinh viên có thành tích học tập tốt nên đã tự tin ứng tuyển vào một công ty tài chính lớn với vai trò chăm sóc khách hàng. Trải qua 1 vòng đánh giá năng lực, cuối cùng Huệ Tử cũng được mời đi tham gia buổi phỏng vấn nhóm với 3 ứng viên khác. Theo như thông báo của công ty, chỉ duy nhất một ứng viên nổi trội mới được giữ lại, còn lại tất cả đều sẽ bị loại bỏ.
Khác với dự đoán ban đầu của Huệ Tử, buổi phỏng vấn không hề có bất cứ câu hỏi hóc búa hay đề cập chuyên sâu đến kinh nghiệm làm việc, học vấn của cô. Cả buổi phỏng vấn chỉ diễn ra trong vòng 15 phút với một tình huống duy nhất, hạ gục gần hết các ứng viên.
Ngay khi bước vào phòng phỏng vấn đối diện với 4 nhà tuyển dụng, nhóm ứng viên bao gồm Huệ Tử nhận được yêu cầu "hãy cởi áo khoác treo lên ghế và ngồi xuống trao đổi". Yêu cầu tưởng chừng đơn giản này thực chất lại là một tình huống đánh đố, bởi lẽ ngoài 4 chiếc ghế đã có nhà tuyển dụng ngồi sẵn, căn phòng này hoàn toàn không có bất cứ thêm một chiếc ghế nào khác.
Ngay lập tức, ứng viên đầu tiên đã cất tiếng hỏi: "Xin hỏi ông có nhầm lẫn không, tôi không thấy bất cứ chiếc ghế nào ở đây". Rất nhanh chóng, 4 nhà tuyển dụng đã lắc đầu và mời ứng viên này ra ngoài.
Người tiếp theo nhanh nhảu hơn một chút, anh ta đưa ra phương án: "Tôi có thể đứng phỏng vấn được không, dù gì tôi cũng không thấy cần thiết phải ngồi" nhưng cũng bị loại và gạch tên ngay.
Người thứ 3 sau khi chứng kiến thất bại của hai người trước liền nghiền ngẫm rất lâu rồi bình tĩnh trả lời: "Tôi có thể mượn một chiếc ghế được không? Ở đây không có chiếc ghế nào cả". Câu trả lời tưởng chừng như hoàn hảo, khéo léo và giải quyết triệt để vấn đề này cũng không làm hài lòng nhà tuyển dụng , ứng viên thứ 3 vẫn phải ra về trong tiếc nuối.
Tới lượt Huệ Tử, sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng cô xin phép được ra ngoài trong vài phút và sẽ quay lại ngay. Nhận được cái gật đầu của nhà tuyển dụng, Huệ Tử ra ngoài và quay trở lại cùng một chiếc ghế lấy từ phòng chờ. Kết quả, cô được nhận ngay vào vị trí quản lý của bộ phận chăm sóc khách hàng với mức lương thử việc cả trăm triệu.
Đọc đến đây, bạn có biết vì sao Huệ Tử là người chiến thắng còn các ứng viên kia lại bị loại không thương tiếc không? Đáp án thật ra rất dễ hiểu.
Người thứ nhất bị loại vì chưa tìm hiểu đã kết luận vấn đề, không có cái nhìn sâu sắc và khả năng đối mặt, giải quyết những khó khăn.
Người thứ hai bị loại vì thiếu tinh thần trách nhiệm, làm việc qua loa không đúng với yêu cầu được đưa ra cũng như không có bất cứ phương pháp giải quyết đúng đắn nào.
Câu trả lời của người thứ 3 thật ra rất hoàn hảo. Nhưng ở vị trí chăm sóc khách hàng, nhân viên không thể nào thụ động và yêu cầu ứng viên giải quyết khó khăn thay cho mình được.
Còn về phần Huệ Tử, hành động ra ngoài lấy ghế vào của cô cho thấy sự chủ động, khả năng nhìn nhận vấn đề và sự linh hoạt để giải quyết khó khăn, thế nên cô được nhận.
Các nhà tuyển dụng đều biết rằng để đi được đến vòng phỏng vấn cuối cùng, các ứng viên đều chuẩn bị rất kỹ lưỡng về kiến thức chuyên môn lẫn nghiệp vụ. Song, ở một vị trí như chăm sóc khách hàng, kiến thức và kinh nghiệm là chưa đủ, thứ mà các nhà tuyển dụng cần là kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhạy của ứng viên. Thông qua tình huống này, họ có thể đánh giá sự linh hoạt, tính chủ động cũng như khả năng đối diện và giải quyết khó khăn của người đi xin việc.
Phần bạn, nếu phải đối diện với tình huống trên, bạn có cách xử lý thú vị nào không?
Ảnh: Tổng hợp
Pháp luật & Bạn đọc