Nhà văn Mạc Ngôn: Đến tuổi 55, mỗi người phải chuẩn bị cho mình 3 "vật báu" để tuổi già được an nhàn, sung sướng
Thiếu đi 1 trong số 3 điều trên, cuộc sống khó có thể trọn vẹn.
- 30-09-2024Đến tuổi trung niên, nếu dám "chia tay" với 3 kiểu người này, cuộc sống của bạn sẽ ngày càng tốt đẹp hơn
- 22-09-2024Sự thật tuổi trung niên: Phiếu khám sức khỏe phản ánh thái độ, bảng lương chứng minh cho nỗ lực và điểm số của con cái ẩn chứa tầm nhìn của bạn!
- 20-09-2024Dù còn trẻ hay ở tuổi trung niên, phụ nữ phải nhớ 3 bài học quan trọng giúp nửa sau cuộc đời thảnh thơi hơn
Mạc Ngôn là một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, đã giành giải Nobel Văn học vào năm 2012. Ông bắt đầu sự nghiệp viết lách từ năm 1978 và nhanh chóng nổi tiếng qua nhiều tác phẩm tiểu thuyết. Sáng tác của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và chuyển thể thành phim điện ảnh và truyền hình. Một số sách của ông đã được phát hành tại Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn, nhà văn Mạc Ngôn từng chia sẻ rằng đến 55 tuổi, mọi người nên học cách tìm niềm vui cho bản thân, sống đơn giản để tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái nhất. Vậy làm thế nào để bước vào giai đoạn nửa sau của cuộc đời một cách suôn sẻ, tràn đầy hạnh phúc?
Có câu nói rằng: "Tuổi già sướng hay khổ, hãy nhìn vào tuổi 55". Trạng thái cuộc sống của một người khi về già thường được định hình từ khi họ 55 tuổi. Ở giai đoạn này, điều quan trọng là phải thấu hiểu một số việc và nhìn nhận rõ một số người. Dưới đây là 3 điều mà mỗi người nên sớm có được.
1. Sức khỏe là trên hết: Hãy rèn luyện bản thân, sống khỏe mạnh mỗi ngày
Nhà văn Mạc Ngôn thời trẻ nổi tiếng là người nghiện rượu nặng. Cho đến một lần, ông bị ngộ độc rượu phải cấp cứu tại bệnh viện. Sau lần “thập tử nhất sinh đó”, nhà văn Mạc Ngôn bắt đầu bỏ rượu và giữ gìn sức khỏe. Ông không còn tham gia các buổi tiệc rượu mà dành thời gian để tập luyện thể dục.
Khi bước vào tuổi trung niên, việc có tiền, có nhà, có xe hơi không phải là thước đo của hạnh phúc thật sự. Hạnh phúc thực sự là có một cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật, không lo lắng, muộn phiền. Những người như vậy mới chính là người chiến thắng thực sự.
Ở tuổi 55, nếu bạn không chú ý giữ gìn sức khỏe thì tình trạng sẽ ngày càng kém đi. Cơ thể con người giống như một cỗ máy, khi các bộ phận gặp vấn đề thì cỗ máy đó sẽ không thể hoạt động trơn tru.
Giai đoạn sau của cuộc đời là lúc chúng ta cần dựa vào sức khỏe. Nếu không có sức khỏe, mọi thứ đều trở nên vô nghĩa.
2. Giữ cho tâm hồn thanh thản: Học cách buông bỏ, tự chữa lành cho chính mình
Trong một bài phát biểu, nhà văn Mạc Ngôn đã chia sẻ một câu chuyện trong quá khứ. Khi còn nhỏ, ông từng theo mẹ ra đồng nhặt bông. Trong lúc đang nhặt, người canh giữ ruộng bông bất ngờ xuất hiện và lao tới đánh mẹ ông rồi bỏ đi. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn không thể nào quên được ngày hôm đó.
Nhiều năm sau, nhà văn Mạc Ngôn tình cờ gặp lại người đàn ông năm xưa. Ông đã định lao vào đánh ông ta để trả thù cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ ông đã ngăn cản và nói với ông rằng: “Con trai, người đã đánh mẹ và ông lão này không phải là một người." Lúc đó, nhà văn Mạc Ngôn mới hiểu được dụng ý của mẹ. Bà không muốn con trai mình mãi ghi nhớ thù hận trong quá khứ.
Trong tâm lý học có một quan điểm cho rằng:
"Lãng quên có chọn lọc là một cơ chế tự bảo vệ, đề cập đến việc một cá nhân vô thức kìm nén hoặc quên đi một số thông tin hoặc trải nghiệm nhất định để tránh lo lắng, căng thẳng hoặc đau khổ." Học cách quên đi những điều không tốt đẹp, luôn điều chỉnh tâm trạng, bạn mới có thể thực sự chữa lành cho chính mình.
Dù phiền não bắt đầu từ lúc nào, nó cũng sẽ trở thành quá khứ.
3. Sống cho chính mình: Làm những điều mình thích
Khi về già, điều hối tiếc lớn nhất của nhiều người là cả đời không sống cho bản thân một lần. Không ai biết trước được số phận, cũng chẳng thể biết được nơi nào là bến đỗ cuối cùng của cuộc đời. Trước khi số phận đi đến hồi kết, bạn lựa chọn sống như thế nào, cuộc sống của bạn sẽ mang màu sắc như vậy. Cuộc sống chỉ có một lần, không có diễn tập.
Bạn hãy luôn ghi nhớ một điều: Cho dù bạn đưa ra quyết định gì, bạn vẫn là người quan trọng nhất. Đừng để người khác can thiệp vào lựa chọn của bạn. Trên đường đời, đừng đi chệch hướng, hãy đi đúng đường.
Theo Sohu
Đời sống & pháp luật