Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc: Người cáu kỉnh với người thân, thân thiện với người ngoài thực ra bị tổn thương nghiêm trọng
Chỉ khi gia đình hòa thuận thì cuộc sống của các thành viên mới suôn sẻ. Tuy nhiên trên đời có một kiểu người như thế này: Họ luôn tỏ ra thân thiện, nhiệt tình khi tiếp xúc với người ngoài. Nhưng khi trò chuyện với người thân, họ lại trở nên cáu kiẻnh, thờ ơ. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
- 24-09-2023Biến chứng gây tổn thương thần kinh trung ương do thói quen ăn uống, sinh hoạt - Rất nhiều người chủ quan!
- 18-09-2023Nơi 'bẩn nhất' phòng tắm dễ gây tổn thương da, phổi nếu không được làm sạch
- 15-09-2023Cha mẹ ly hôn giành giật con ngay trước cổng trường: Đừng nhân danh "tình yêu" để tổn thương con trẻ
Chỉ khi gia đình hòa thuận thì cuộc sống của các thành viên mới suôn sẻ. Tuy nhiên trên đời có một kiểu người như thế này: Họ luôn tỏ ra thân thiện, nhiệt tình khi tiếp xúc với người ngoài. Nhưng khi trò chuyện với người thân, họ lại trở nên cáu kỉnh, thờ ơ. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
Về vấn đề này, nhiều người cho rằng có thể do họ không đủ hiếu thảo nhưng thực ra không phải vậy. Điều này liên quan nhiều đến bản chất con người.
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Wang Zengqi từng chia sẻ về vấn đề này. Ông cho rằng nếu một người nồng hậu với người ngoài nhưng lại cáu kỉnh với người thân vì 2 lý do sau.
Lý do 1: Họ bị tổn thương bởi chính người thân nhất của mình
Nhà văn Wang Zengqi từng nhắc đến gia đình mình. Ông cho biết, cha ông là người sống giản dị, giàu lòng nhân ái, luôn đối xử công tâm với mọi người. Cha luôn coi ông như một người bạn.
Trong quan niệm truyền thống xã hội, cha mẹ và con cái có vị trí phân biệt cao – thấp rõ rệt, không phải mối quan hệ bình đẳng. Cha mẹ có quyền can thiệp vào cuộc sống của con. Nhưng ngược lại, con cái không được trái lời cha mẹ. Chính quan điểm này khiến nhiều gia đình rơi vào tình trạng mâu thuẫn, căng thẳng.
Cha mẹ rõ ràng rất yêu thương con cái nhưng hiếm khi thực sự tôn trọng và quan tâm đến mong muốn sâu bên trong của con. Thứ họ chôn sâu trong lòng là tình yêu thương nhưng khi bày tỏ tình cảm, họ có thể biến thành những lời nói, hành động gây tổn thương.
Rất ít bậc cha mẹ nhận ra mình đã làm tổn thương con cái. Họ không chịu nhận khuyết điểm, thiếu sót của mình trước con. Trong trường hợp này, khoảng cách có thể dễ dàng hình thành giữa cha mẹ và con cái.
Chẳng hạn như một người mẹ vì lo con thừa cân, lo cho sức khỏe của con, cô có thể nói: "Con nên ăn ít vào buổi tối". Nhưng cô lại cau mày nhăn nhó: "Con không nghĩ mình quá béo sao?".
Hay một ông bố lo lắng về kết quả học tập của con nhưng lại thốt lên nhưng câu nói gây tổn thương: "Hãy nhìn đứa trẻ nhà cô A, chú B xem chúng đã học tập, nỗ lực như thế nào?".
Rất nhiều đứa trẻ lớn lên trong một gia đình như vậy, và cuối cùng trở thành kiểu cha mẹ như vậy. Đây là sự truyền tải giữa các thế hệ trong tâm lý học.
Vì vậy, một số người có mối quan hệ không tốt với cha mẹ không phải vì bất hiếu, cũng không phải vì không trân trọng tình cảm gia đình mà vì đã chịu quá nhiều tổn thương từ cha mẹ. Vì vậy, họ tự tạo ra một cơ chế tự bảo vệ, tránh xung đột với cha mẹ, những người thân.
Trong lĩnh vực tâm lý học, có một khái niệm gọi là "sự khái quát hóa kích thích". Nghĩa là "khi bị rắn cắn, bạn sẽ sợ rắn cắn trong 10 năm". Chính vì bị thương nặng nên họ mới áp dụng phương pháp này để tự bảo vệ mình.
Lý do 2: Họ không biết tình yêu đích thực là gì?
Cuốn sách "Phải yêu một điều gì đó" của nhà văn Wang Zengqi về chủ đề tình yêu có nhiều chương rất hay và sâu sắc. Ông từng viết: "Chúng ta phải yêu một thứ gì đó, nó khiến ta trở nên mạnh mẽ, bao dung và trọn vẹn".
Người châu Á thường ngại thể hiện tình yêu, không phải lúc nào cũng nói đến tình yêu hay có những cử chỉ thân mật như người phương Tây. Nhưng với sự du nhập của tư tưởng phương Tây, tâm hồn những người trẻ châu Á trở nên cởi mở rất nhiều. Nhưng tình yêu thực sự là gì?
Tình yêu được cho là khiến con người hạnh phúc hơn, nhưng điều mà một số người gọi là tình yêu lại khiến con người đau khổ. Nhiều người nồng hậu với người ngoài nhưng lại cáu kỉnh với người thân là vì chưa hiểu rõ tình yêu thương.
Từ góc độ tâm lý học, chúng ta càng gần gũi với ai đó thì bạn càng an toàn. Mỗi người đều có vùng an toàn của riêng mình và những người thân thiết với họ thực sự được đặt trong vùng an toàn này. Khi trao đổi với người thân thiết, chúng ta không phải lo lắng về việc mình nói sai hay có hành động không đúng, mà sẽ được sống thật với đúng bản chất. Nhưng điều này cũng sẽ gây ra những tổn thương trong lòng nếu có mâu thuẫn xảy ra.
Đó là vì chúng ta không biết tình yêu đích thực là gì, cũng không biết cách kiểm soát cảm xúc của mình. Vì vậy, hãy biết ổn định về mặt cảm xúc để bản thân trở nên chín chắn, trưởng thành hơn.
Ổn định cảm xúc không có nghĩa là bạn không thể đau khổ, buồn bã hay tức giận mà nghĩa là bạn cần học cách đối phó với những cảm xúc này khi chúng xảy ra. Thay vì trao những cảm xúc tồi tệ đó cho người thân. Đừng bắt người khác phải chịu những điều tiêu cực từ mình.
Người trưởng thành phải biết cách xử lý cảm xúc. Nếu một người chỉ biết đối xử với người thân của mình một cách cáu kỉnh, bực dọc nghĩa là họ chưa trưởng thành. Thực chất, họ đang nói chuyện với người thân của mình theo cách của một đứa trẻ, nghĩa là: Tôi cần sự quan tâm, tôi cần giúp đỡ.
Thời thơ ấu của những người này có thể không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ cha mẹ. Đó là lý do tại sao họ bất an, không biết cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực của mình. Điều này không công bằng và cũng là mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng đối với những người thân. Cuối cùng chỉ khiến cả 2 rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt quệ tinh thần.
Phụ nữ số