MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhận cuộc gọi đổi vé máy bay, người đàn ông mất hơn 2,5 tỷ đồng: Cảnh sát vào cuộc, vạch trần thủ đoạn tinh vi của bọn lừa đảo

10-11-2023 - 15:50 PM | Sống

Nhận cuộc gọi đổi vé máy bay, người đàn ông mất hơn 2,5 tỷ đồng: Cảnh sát vào cuộc, vạch trần thủ đoạn tinh vi của bọn lừa đảo

Nhận được cuộc gọi yêu cầu đổi vé máy bay, người đàn ông nhẹ dạ cả tin, bị lừa mất hơn 2,5 tỷ đồng. Thủ đoạn của bọn lừa đảo tinh vi và vô cùng chi tiết.

Cẩn thận với những cuộc gọi

Vừa qua, Cục Công an thành phố Đại Liên, Trung Quốc đã nhận được báo cáo về một vụ lừa đảo nghiêm trọng. Qua điều tra thông tin ban đầu, họ cho biết nạn nhân tên là Gao (35 tuổi, Trung Quốc). Anh Gao đã đặt một vé máy bay cho người yêu đi từ Nam Kinh đến Đại Liên. Buổi sáng hôm máy bay cất cánh, anh nhận được một cuộc gọi của một người, tự nhận là nhân viên của “Hãng hàng không 400”. Họ cho biết, do máy bay hỏng nên họ phải đổi sang chuyến bay khác, đồng thời anh Gao sẽ nhận được hoàn tiền 200 nhân dân tệ (gần 700 nghìn đồng) cho việc chuyển đổi này.

Nhận được cuộc gọi “đổi vé” máy bay, người đàn ông mất hơn 2,5 tỷ đồng: Cảnh sát vào cuộc, phát hiện băng nhóm, vạch trần thủ đoạn tinh vi của bọn lừa đảo - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bên kia yêu cầu Gao chuyển 1 số tiền nhỏ khoảng 50 nhân dân tệ, gọi là “chi phí sửa chữa”. Gao hoàn toàn tin tưởng , bởi thông tin cá nhân và chuyến bay họ cung cấp hoàn toàn chính xác. Sau khi chuyển thành công, Gao liên lạc lại, tuy nhiên, kẻ lừa đảo khẳng định họ chưa nhận được. 

Để trấn an, họ tiếp tục yêu cầu Gao chuyển tiền vào tài khoản cũ bằng hình thức “chuyển khoản quá hạn mức”. Hình thức này có nghĩa là nhập một số tiền lớn hơn cả số dư trong tài khoản để chuyển cho một tài khoản khác. 

Gao nghĩ rằng việc chuyển tiền vượt quá số dư trong thẻ sẽ không thể thành công, vậy nên anh đã tin tưởng làm theo. Tuy nhiên sau khi thao tác theo yêu cầu của đối phương, anh không ngờ rằng toàn bộ số dư 800.000 nhân dân tệ (hơn 2,5 tỷ đồng) trên thẻ của mình đã được chuyển thành công vào tài khoản của đối phương.

Nhận được cuộc gọi “đổi vé” máy bay, người đàn ông mất hơn 2,5 tỷ đồng: Cảnh sát vào cuộc, phát hiện băng nhóm, vạch trần thủ đoạn tinh vi của bọn lừa đảo - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Lúc này anh cũng không hiểu vì sao số tiền đó là mất hết, Gao vội vàng gọi điện cho bên gọi là “hãng hàng không” để tra hỏi. Họ cho biết, số tiền này sẽ sớm được trả lại vào tài khoản của anh. Đồng thời chúng yêu cầu Gao cung cấp thêm 1 thẻ ngân hàng khác, đặc biệt thẻ này phải có số dư và hạn mức lớn hơn.

Tuy nhiên, lúc này Gao đã nhận ra có những dấu hiệu bất thường ở đây, anh vội gọi cho cảnh sát để báo cáo vấn đề.Nhận được thông tin, cảnh sát đã lập tức vào cuộc điều tra đường dây lừa đảo này.

Họ yêu cầu Gao tiếp tục giữ liên lạc để cảnh sát định vị và nắm bắt kĩ hơn về thông tin, cách chèo kéo và dụ dỗ của chúng. Sau vài tuần điều tra và tìm kiếm, cảnh sát đã phát hiện băng nhóm tội phạm gồm 8 người, thực hiện hơn 90 tội ác tại 7 tỉnh trên cả nước với số tiền lừa được lên tới hơn 2 triệu nhân dân tệ (Gần 6,7 tỷ đồng).

Cảnh sát vạch trần thủ đoạn tinh vi

Cảnh sát cho biết: “Đổi vé là hình thức lừa đảo siêu điển hình, rất nhiều khách hàng đã bị lừa, không chỉ là vé máy bay, còn nhiều trường hợp là vé tàu, vé ô tô…

Nạn nhân thường nhận được những tin nhắn hoặc các cuộc gọi có tên của các hãng hàng không, thông báo về việc chuyến bay bị hoãn và cần đổi chuyến. Đồng thời, bọn tội phạm rất cẩn thận khi còn để lại số điện thoại để chăm sóc khách hàng. Khi nạn nhân liên lạc vào số máy đó, sẽ có một người trực nói chuyện hết sức ngọt ngào và chu đáo. 

Họ cho biết nếu đổi vé, khách hàng sẽ nhận được một khoản bồi thường cho rắc rối này lên đến hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn nhân dân tệ ( khoảng hơn 33 triệu đồng). Sau đó, họ sẽ yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin, tài khoản ngân hàng hoặc yêu cầu họ chuyển một khoản nhỏ gọi là chi phí sản xuất”.

Nhận được cuộc gọi “đổi vé” máy bay, người đàn ông mất hơn 2,5 tỷ đồng: Cảnh sát vào cuộc, phát hiện băng nhóm, vạch trần thủ đoạn tinh vi của bọn lừa đảo - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Khi nạn nhân chuyển, bên kia sẽ khẳng định là chưa nhận được. Tuy nhiên trên thực thế, tiền đã nhận thành công và bọn tội phạm cũng  lấy được thông tin tài khoản. Bước thứ hai, chúng tiếp tục yêu cầu nạn nhân chuyển thêm một lần nữa, tuy nhiên lần này, họ phải thực hiện cái gọi là “chuyển tiền quá hạn mức”.

Việc “chuyển tiền quá hạn mức” có nghĩa là bạn phải chuyển số tiền lớn hơn số dư tài khoản của mình. Ví dụ: Trong thẻ của bạn có 50 triệu đồng, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu bạn nhập và chuyển cho chúng 100 triệu đồng. Vì nó “vượt quá số dư”, nên nạn nhân cũng hoàn toàn đồng ý bởi chắc chắn đó là giao dịch thất bại. Khi giao dịch thành công thì số tiền trong thẻ cũng không mất đi.

Tuy nhiên trên thực tế, sau lần chuyển đầu tiên, bên kia để đã có sổ tài khoản của bạn. Trước khi yêu cầu nạn nhân “chuyển tiền quá hạn mức”, kẻ lừa đảo đã thực hiện các kỹ năng đánh cắp. Họ đã chuyển thêm số tiền mà bạn chuyển dư ở lần thứ hai, vì vậy toàn bộ số tiền có trong tài khoản của bạn sẽ chuyển thành công sang tài khoản lừa đảo”

Những hình thức lừa đảo như thế này hiện nay vô cùng phổ biến. Các nạn nhân nếu như không có sự cảnh giác, đề phòng cao, để lộ thông tin của mình, rất dễ có thể bị lợi dụng và lừa đảo. Những thông tin như chuyến bay, chuyến tàu, chuyến xe, bạn nên tuyệt đối bảo mật, tránh chia sẻ trên mạng xã hội. Thậm chí những thông tin và các đơn hàng, địa chỉ nhà,... bạn cũng nên tránh tiết lộ.

Tùng Chi

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên