Nhân sâm đại bổ nhưng những người này phải tuyệt đối tránh xa kẻo ngộ độc tử vong
Nhiều người cho rằng nhân sâm là loại thuốc bổ và mát, lại trị được bách bệnh. Thực ra nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người.
- 27-04-2023Cặp đôi chi 3,3 tỷ đồng, tốn 5 năm để xây nhà cho gia đình 10 người: Nhà mát mẻ tự nhiên, 36 độ không cần điều hòa
- 26-04-2023Vì sao 90% người bỏ việc lên núi sống đều hối hận, sớm bỏ về thành phố: Tưởng an nhàn mà hóa vẫn có những ‘thách thức’ khó vượt qua
- 25-04-2023Các tài xế taxi đang mê mẩn điều gì khi lái xe điện: Tiết kiệm đến 300 triệu đồng/năm, đi được quãng đường xa hơn người khác vẫn tưởng
Theo y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.
Những người không được dùng nhân sâm
Người bệnh cao huyết áp
Những người mắc bệnh cao huyết áp, xét từ góc độ Đông y, phần nhiều thuộc thể chất gan dương, nóng, sau khi dùng nhân sâm dễ gây ra sự cố huyết quản não, sử dụng trong thời gian dài nguy hại càng lớn.
Người tức ngực, trướng bụng
Người tức ngực trướng bụng sau khi uống nhân sâm thường làm tăng thêm chứng tức ngực, chướng bụng.
Người to bụng, béo phệ
Những người này sau khi sử dụng nhân sâm, thường thường chán ăn, xuất hiện các cảm giác không tốt như thể trọng tăng lên vùn vụt, cơ thể vận chuyển khó khăn, phản ứng chậm chạp, đầu nặng chân nhẹ vv.
Người cơ thể mạnh khỏe
Người có cơ thể mạnh khỏe nếu sử dụng nhiều nhân sâm không những không có lợi cho sức khỏe mà thậm chí còn dẫn đến bệnh tật, đặc biệt là trẻ em, thiếu niên, thanh niên huyết khí phừng phừng đều không nên mù quáng sử dụng nhân sâm.
Người phát nhiệt
Người bị sốt, nóng như cảm, chứng viêm sau khi uống nhân sâm thì giống như cho thêm dầu vào lửa, làm cho bệnh tình càng thêm nặng.
Người có độc nhiệt trong cơ thể
Người sưng đau họng hoặc cơ thể mọc mụn nhọt, ghẻ lở sau khi uống nhân sâm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng làm cho nguồn độc tái phát, thời gian dài không khỏi.
Người có thể chất âm hư hỏa vượng
Biểu hiện là lòng hai bàn tay, hai bàn chân phát nhiệt, tự cảm thấy tim ngực buồn bực, nóng nhiệt, miệng khô, mỗi tối xuất hiện chứng đổ mồ hôi hột.
Những thực phẩm đại kỵ với nhân sâm
Nhân sâm đại kỵ với hải sản
Hải sản và nhân sâm là 2 thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt có công dụng cực kỳ hiệu quả trong việc tăng sinh lý ở nam giới. Tuy nhiên, nếu hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ gây ngộ độc, thậm chí gây chết người.
Nhân sâm là loại dược liệu đại bổ khí, các loại hải sản là thực phẩm đại hạ khí. Khi kết hợp, hai món này ăn này sẽ không trung hòa được với nhau vì hai loại mang hai đặc tính trái cực quá mạnh, triệt tiêu nhau để chiếm vị thế , gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy khi đã ăn hải sản thì không nên dùng nhân sâm.
Nếu muốn dùng sâm đều đặn hàng ngày để duy trì sức khỏe, bạn nên giãn khoảng cách sử dụng hai loại thực phẩm này, nên để hải sản được tiêu hóa hết rồi mới dùng sâm.
Nhân sâm kỵ với củ cải trắng
Không chỉ có hải sản kỵ với nhân sâm, củ cải trắng cũng được xếp vào danh sách một trong những loại thực phẩm đại kỵ với nhân sâm. Bởi theo đông y, củ cải giúp hạ khí, trong khi đó, nhân sâm bổ khí, nếu dùng hai loại này chúng sẽ triệt tiêu nhau.
Do đó, bạn sẽ chẳng nhận được bất kỳ lợi ích nào từ nhân sâm khi sử dụng chúng với nhau, thậm chí có thể gây đau bụng, ngộ độc.
Nhân sâm kỵ với nước trà
Nhân sâm được khuyến khích không sử dụng chung với nước trà. Sau khi dùng nhân sâm, không nên sử dụng nước trà vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm, khiến cho các dưỡng chất bị triệt tiêu, không những không hiệu quả mà còn gây lãng phí.
Để công dụng phát huy hiệu quả, bạn nên cách thời gian sử dụng của hai loại thực phẩm này tầm 3 tiếng.
Tiền Phong