Nhân viên thời Covid-19: Vẫn có zombie công sở tranh thủ "tận hưởng" trong lúc nhiều đồng đội vắt sức vì khó khăn chung
Nhiệm vụ của quản trị nhân sự là phải "nhìn thấu tổ chức", thúc đẩy cách quản lý công bằng và tìm ra liều thuốc đặc trị cho mỗi nhóm nhân viên để phát huy tinh thần chiến đấu trong "thời chiến" – theo báo cáo của Anphabe.
- 29-04-2020Global Business Services: Covid-19 không thể ngăn các nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt cơ hội kinh doanh tại Việt Nam
- 28-04-2020Cân nhắc không áp dụng các biện pháp cao hơn yêu cầu Thủ tướng để tạo điều kiện sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống
- 28-04-2020Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản đã đẩy lùi được dịch COVID-19
- 28-04-2020Thị trường hàng tỷ USD cho Việt Nam và lợi ích nhận được phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực tự thân
Anphabe vừa công bố báo cáo về bức tranh nhân sự và tương lai nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn Covid-19. Qua khảo sát 50 doanh nghiệp, đơn vị này tổng hợp được 5 ảnh hưởng không tránh khỏi đối với hầu hết doanh nghiệp.
Thứ nhất là doanh thu sụt giảm, nguy cơ lỗ ngay và luôn. Theo đó, Anphabe cho biết rất dễ để điểm danh những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid như du lịch/hàng không, ẩm thực nghỉ dưỡng hay giải trí.… đang trải qua những ngày "lao đao" với hàng loạt công ty phá sản, hoạt động cầm chừng hoặc phải "ngủ đông".
Tuy không trực tiếp, phần lớn các ngành khác cũng đang gặp khó khi người tiêu dùng giảm hẳn chi tiêu hoặc khó tiếp cận khiến doanh thu rớt, sản xuất bị đình trệ do ảnh hưởng bởi hệ thống phân phối toàn cầu trong khi định phí vẫn phải trả, dẫn tới lợi nhuận âm và rủi ro mất thanh khoản.
Các doanh nghiệp này cũng tiếp tục cắt giảm các các khoản đầu tư như quảng cáo, dịch vụ hỗ trợ, máy móc, sản phẩm phụ trợ .v.v. kéo theo hiệu ứng domino tới một loạt ngành nghề khác và tác động dây chuyền tới "sức khỏe chung" của cả nền kinh tế.
Thứ hai, kế hoạch kinh doanh xếp xó hoặc thay đổi chóng mặt. Nếu đầu năm 2020, nhiều doanh nghiệp còn chuẩn bị các kế hoạch hứa hẹn thì khi Covid-19 ập đến, nhiều hoạt động đột ngột không thể thực hiện hợc phải huỷ bỏ. Nội bộ doanh nghiệp trong thời gian này cũng đang chật vật duy trì dòng tiền và điều chỉnh kế hoạch theo hàng loạt giả định thay đổi ‘tính theo ngày".
Ở góc nhìn chiến lược, đây cũng là thời điểm một số lãnh đạo và chủ doanh nghiệp nhận rõ rằng mô hình kinh doanh của họ đang "lung lay" cơn bão Covid và không hề dễ để chuyển đổi trong một sớm một chiều.
Thứ ba, doanh nghiệp chưa sẵn sàng . Theo đó, Anphabe cho biết có 3 nhóm chưa sẵn sàng, gồm: Cơ sở hạ tầng công nghệ chưa đáp ứng kịp; Cách thức làm việc mới còn "lọng cọng"; Nhà quản lý chưa rành công nghệ cũng như nắm bắt nghệ thuật quản lý từ xa.
Thứ tư là về nhân viên thời Covid. Trong cơn hoạn nạn, bất đắc dĩ nhiều doanh nghiệp đã phải tìm đến giải pháp mạnh là cắt giảm nhân viên.
Giảm lương, cắt thưởng, bớt giờ làm, giãn ngày trả lương, yêu cầu nghỉ phép hoặc nghỉ không lương là những cách phổ biến khác nhiều doanh nghiệp đang phải áp dụng để hạn chế tối đa khoản chi phí cố định khá lớn hàng tháng. Với các doanh nghiệp ít ảnh hưởng hơn, phần nhiều đang "án binh bất động" với việc dừng tuyển dụng mới hoặc đã tuyển rồi sẽ giãn ngày bắt đầu của nhân viên mới.
Về phía các nhân viên còn đang có công việc, khi "lửa thử vàng gian nan thử sức", đây cũng là dịp để tinh thần và thái độ của họ được bộc lộ rõ hơn.
Doanh nghiệp sẽ thấy rõ những "chiến binh quả cảm" cùng chung lưng đấu cật với tổ chức, đồng thời nếu tinh ý cũng quan sát ra nhóm "Zombie công sở" rất thờ ơ với thời cuộc và tranh thủ "tận hưởng" trong khi nhiều đồng đội đang vắt sức vì khó khăn chung.
Chỉ trong một hai tháng này, đã có rất nhiều quyết định và ý tưởng tạo báo được đưa ra, nhưng cũng không thiếu ý kiến bàn lùi của nhóm tâm lý yếu. Nhiệm vụ của HR là phải "nhìn thấu tổ chức", thúc đẩy cách quản lý công bằng và tìm ra liều thuốc đặc trị cho mỗi nhóm nhân viên để phát huy tinh thần chiến đấu trong "thời chiến".
Thứ năm là tương lai VUCA. VUCA là Volative – Thay đổi khôn lường; Uncertain – Khó dự đoán; Complex – Phức tạp và Ambiguous – Không rõ ràng. Tần suất của từ này đang được nhắc đến rất nhiều trong thời điểm hiện tại kể cả với những ngành ít bị ảnh hưởng nhất như bảo hiểm hay tiêu dung nhanh.
Do vậy, tâm lý chung của nhiều doanh nghiệp là "thủ thế", một mặt cố gắng đảm bảo sự liên tục trong kinh doanh, một mặt tiếp tục nghe ngóng và làm quen dần với tình hình mới. Chính tâm lý "thủ" thay vì mạnh dạn "tiến" này đang tạo ra một rủi ro lớn về sự trì trệ trong các dòng chảy kinh tế, và nếu tiếp tục kéo dài sẽ là khởi đầu cho một giai đoạn suy thoái trong tương lai gần.