Nhật Bản: Lạm phát tăng cao khiến giá một loại thực phẩm phổ biến đắt hơn cả thịt bò wagyu, đẩy người dân rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan
Lạm phát đẩy giá thưc phẩm tăng cao, gây áp lực lên cả người tiêu dùng, doanh nghiệp và nông dân Nhật Bản.
- 05-06-2024Nga chính thức soán ngôi Nhật Bản để trở thành nền kinh thế lớn thứ 4 thế giới xét theo PPP
- 03-06-2024Nút thắt của nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới: Lời hứa vượt Đức, Nhật Bản chiếm vị trí thứ ba thế giới liệu có thành hiện thực?
- 01-06-2024Lời đồn được chứng thực: Nhật Bản chính thức xác nhận chi số tiền kỷ lục nhằm can thiệp kéo giá đồng yên khỏi đáy lịch sử
Tại một cửa hàng tạp hóa Inageya ở Tokyo, một khách hàng tìm mua vỉ 10 quả trứng được giảm giá. “Nếu không mua đồ giảm giá, tình hình tài chính của chúng tôi sẽ rất eo hẹp”, người phụ nữ 64 tuổi đang làm việc bán thời gian cho biết.
Vị khách hàng này là một trong số nhiều người dân Nhật Bản phải thắt lưng buộc bụng giữa cơn bão tăng giá. Theo Locoguide, công ty điều hành ứng dụng phiếu giảm giá Tokubai, hơn 60% người tiêu dùng cảm thấy giá trứng và sản phẩm từ sữa cao. Khoảng một nửa số người tham gia khảo sát ưu tiên chọn sữa dựa trên mức giá hơn là hương vị.
Giá thực phẩm ngày càng tăng cao. Theo Teikoku Databank, tại 195 công ty thực phẩm lớn của Nhật Bản, có với 614 sản phẩm được mua thường xuyên bị tăng giá trong tháng 6. Từ tháng 1-10, tổng số sản phẩm tăng giá là 8.269.
Lạm phát tại Nhật Bản đến từ nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu về ngũ cốc ngày càng tăng trên toàn cầu, chi phí năng lượng tăng cao và tình trạng thiếu lao động. Đồng yên yếu, có lúc giảm xuống 160 yên đổi 1 USD trong tháng 4, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng.
Masaru Endo, chủ chuỗi nhà hàng bánh bao bạch tuộc (tiếng Nhật gọi là takoyaki) Aidsuya ở Osaka cho biết: “Giá bạch tuộc hiện cao hơn cả thịt bò wagyu”.
Aidsuya làm takoyaki từ bạch tuộc đánh bắt ngoài khơi bờ biển Mauritania ở Tây Phi. Nhưng bạch tuộc đã trở thành nguyên liệu phổ biến cho các món ăn ở châu Âu và Trung Quốc. Vì vậy, các công ty thương mại Nhật Bản đang bị cạnh tranh từ những bên mua trả giá cao hơn.
Tại chợ cá Toyosu ở Tokyo, bạch tuộc đông lạnh có giá bán buôn là 1.668 yên (khoảng 10,6 USD theo tỷ giá hiện tại)/kg, gấp đôi so với một thập kỷ trước đó. Mức giá này còn cao hơn cả giá thịt bò wagyu A2 thường được các nhà hàng sử dụng, ở mức 1.550-1.600 yên/kg.
Đối với Aidsuya, chi phí mua bạch tuộc tăng 10%. Bạch tuộc chiếm 70% đến 80% giá thành nguyên liệu. Chuỗi nhà hàng đã tăng giá vào tháng 7/2023, nhưng Endo cho biết “nhà hàng có thể phải tăng giá một lần nữa trong thời gian tới”.
Giá thịt bò nhập khẩu từ Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm 1991, khi Nhật Bản mở cửa thị trường. Trong khi người Nhật đang tránh xa thịt bò Mỹ vì giá cả thì Hàn Quốc lại đang có khả năng vượt Nhật Bản để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của sản phẩm này.
Trong 12 tháng tính đến cuối tháng 5, đồng yên mất giá 12% so với đồng đô la, nhưng đồng won chỉ giảm 5%. Thuế quan của Hàn Quốc cũng thấp hơn của Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, công ty đứng sau chuỗi nhà hàng thịt bò gyudon Yoshinoya, là một trong những đơn vị mua thịt bò lớn nhất.
Chủ tịch Yasutaka Kawamura của Yoshinoya Holdings cho biết: “Nguồn cung thịt bò sẽ không tăng trong một thời gian”, đồng thời cho biết giá thịt bò có thể sẽ vẫn ở mức cao trong thời điểm hiện tại. Kawamura cho biết: “Việc tăng giá luôn được cân nhắc”.
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, các hộ gia đình có hai thành viên trở lên ở nước này dành 27,8% chi tiêu cho thực phẩm vào năm 2023, mức cao nhất kể từ năm 2000. Tiền lương không theo kịp lạm phát, làm dấy lên mối lo ngại rằng các hộ gia đình sẽ chi tiêu ít hơn cho những mặt hàng và hoạt động không thiết yếu.
Một nông dân trồng rau 74 tuổi ở phía tây Tokyo cho biết ông cảm thấy khó khăn vì lạm phát. “Tôi không thể tăng giá ngay cả khi chi phí phân bón và vật liệu tăng cao. Điều này khiến lợi nhuận bị giảm sút”, ông nói.
Theo Tokyo Shoko Research, Nhật Bản có 929.400 nông dân vào năm 2023, bao gồm cả lao động thuộc các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Con số này giảm một nửa so với năm 2007. Năm tài chính 2023 chứng kiến mức kỷ lục 82 vụ phá sản trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng số nợ phải trả lên tới hơn 10 triệu yên.
Theo Nikkei Asia
Nhịp Sống Thị Trường