MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhảy dây 1.000 cái/ngày, lợi ích chưa thấy đâu, người phụ nữ 30 tuổi đã gãy xương vì kiệt sức: Những sai lầm khi tập thể dục biến MỒ HÔI trở thành NƯỚC MẮT

16-09-2021 - 23:02 PM | Sống

Nhảy dây 1.000 cái/ngày, lợi ích chưa thấy đâu, người phụ nữ 30 tuổi đã gãy xương vì kiệt sức: Những sai lầm khi tập thể dục biến MỒ HÔI trở thành NƯỚC MẮT

Người phụ nữ 30 tuổi rất chăm chỉ nhảy dây 1.000 cái/ngày nhưng không nghĩ mình đã mắc sai lầm khi tập thể dục nghiêm trọng, cuối cùng rơi vào tình trạng gãy xương.

Theo Sohu, gần đây, một người phụ nữ 30 tuổi đã bị gãy xương do tập luyện không đúng cách. Cụ thể, cô Đinh là một y tá đang làm việc tại Thành Đô, Trung Quốc. Do cảm thấy thể trạng ngày càng mệt mỏi, sức khỏe có dấu hiệu đi xuống do ít vận động, cô Đinh đã quyết định tự tập thể dục tại nhà.

Người phụ nữ lựa chọn tập nhảy dây để tăng sức khỏe và sức đề kháng. Cô cho biết, từ cuối mùa hè đến đầu thu năm nay, cô đã tập khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày. “Tập cũng không nhiều lắm, mỗi ngày nhảy khoảng 1.000 cái" - Cô Đinh nói.

Mấy ngày trước, thời tiết ở khu vực Thành Đô bắt đầu trở lạnh. Cô Đinh bắt đầu tập cho ấm người mà không thực hiện bất cứ bài khởi động nào cả. Mới chỉ nhảy được một lúc thì cô cảm thấy nhói đau ở đầu gối bên trái nên không tập nữa và dừng lại nghỉ ngơi.

Cô cho rằng, đến hôm sau, chân sẽ hồi phục và trở lại bình thường. Tuy nhiên, sau khi ngủ dậy, cô đau đến mức chỉ có thể đi cà nhắc. 

Nhảy dây 1.000 cái/ngày, lợi ích chưa thấy đâu, người phụ nữ 30 tuổi đã gãy xương vì kiệt sức: Những sai lầm khi tập thể dục biến MỒ HÔI trở thành NƯỚC MẮT - Ảnh 1.

Lúc này, cô Đinh mới tới Bệnh viện Nhân dân số 1 Thành Đô để khám thì nhận được kết quả bất ngờ. Bác sĩ thông báo, chân cô đã gãy xương chày do kiệt sức sau khi vận động không đúng cách.

“Việc nhảy dây đã tạo áp lực lớn lên khớp gối và xương”, Bác sĩ Chen Zhichao giải thích. “Tình trạng này liên quan đến nhiều yếu tố sai lầm trong tập thể dục.  Do người bệnh trước đó ít vận động, sức cơ giảm sút. Hiện tại đột nhiên gia tăng cường độ vận động trong một thời gian dài liên tục, vượt quá giới hạn chịu đựng của hệ xương. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc gãy xương kín, không có vết thương hở hoặc chảy máu biểu hiện bên ngoài da nên không dễ phát hiện.”

Những sai lầm khi tập thể dục nên chú ý

Tập luyện quá sức khiến cơ thể không kịp phục hồi

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, sai lầm khi tập thể dục sẽ gia tăng gánh nặng cho sức khỏe xương khớp, có thể gây thoái hóa khớp sớm.

Chẳng hạn như các môn thể thao như tennis, bóng rổ, cử tạ, đá bóng, leo cầu thang, bóng chuyền,... Đây đều là những hoạt động thể dục thể thao tạo nhiều áp lực lên khớp.

Sau một thời gian hoạt động nhất định, tùy vào thể trạng của người đó, các khớp cần có thời gian để được phục hồi lại hoàn toàn.

Nếu tập luyện quá mức, vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ thể sẽ khiến lớp sụn khớp bị bào mòn nhanh chóng. Nếu tế bào sụn khớp bị giảm đáng kể sẽ gây ra đau đớn khi vận động. Đặc biệt, cấu trúc trong khớp bị tổn thương gây ra thoái hóa khớp.

Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ bị bong gân độ 1, thậm chí nặng hơn là đứt dây chằng, dập sụn khớp… Đây đều là những chấn thương có thể gặp phải từ sai lầm khi tập thể dục.

Nhảy dây 1.000 cái/ngày, lợi ích chưa thấy đâu, người phụ nữ 30 tuổi đã gãy xương vì kiệt sức: Những sai lầm khi tập thể dục biến MỒ HÔI trở thành NƯỚC MẮT - Ảnh 2.

Tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm khi luyện tập thì sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể, thậm chí gây hại sức khỏe. Ảnh: The ET

Tập luyện khi cơ thể đang ốm, mệt mỏi

Các chuyên gia sức khỏe cũng cho rằng, không nên tập luyện và vận động mạnh trong khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không khỏe. Nếu có các triệu chứng khó chịu như viêm họng, ho khan, bị sốt… mà vẫn tập thể dục là điều rất nguy hiểm.

Đây là giai đoạn cơ thể suy yếu, dễ bị mất nước và cần nhiều thời gian cho việc phục hồi. Áp dụng các bài tập nặng liên tục sẽ khiến cơ thể không kịp phục hồi, ngày một tổn thương.

Đối với người mắc các bệnh mạn tính liên quan tới đường hô hấp hoặc tim mạch nguy hiểm như là suy tim, hen suyễn… nhất định chỉ được tập luyện theo ý kiến của bác sĩ. 

Tập thể dục ngoài trời vào sáng sớm

Vào sáng sớm, nhiệt độ không khí ngoài trời khá thấp và có khả năng có sương mù. Hai yếu tố này thường không tốt cho cơ thể, bạn cũng có thể gặp nguy cơ co mạch máu khi cơ thể bị lạnh đột ngột. Những người huyết áp cao càng phải chú ý khi ra khỏi nhà vào sáng sớm. 

Tốt nhất hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa.

Như vậy, để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe, người tập thể thao cần tuân thủ đúng phương pháp tập luyện và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Các sai lầm khi tập thể dục có thể khiến cơ thể chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề.

*Theo Toutiao, Sohu


Thuý Phương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên