MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiệt độ Hà Nội xuống 9 độ C, cẩn thận kẻo ai cũng có thể mắc phải bệnh này

30-12-2018 - 06:36 AM | Sống

Khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, nguy cơ bị cước tay, chân rất cao, ai cũng có thể mắc phải. Hãy học ngay cách phòng chống.

Sáng ngày hôm nay (29/12), thời tiết miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng đột ngột trở lạnh, nhiệt độ hạ rất thấp. Theo dự báo, ngày hôm nay, không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều nơi, nhiệt độ ở Hà Nội có thể hạ xuống tận 9 độ C. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, trong đó có sức khoẻ.

Điều kiện thời tiết rét đậm rất dễ khiến tình trạng cước tay, chân. Cước tay chân, khiến da ở các vùng này xuất hiện những đám phù nề, sưng đỏ, ngứa rát... gây nên tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, nặng hơn còn bị đau nhức, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Nhiệt độ Hà Nội xuống 9 độ C, cẩn thận kẻo ai cũng có thể mắc phải bệnh này - Ảnh 1.
Nhiệt độ Hà Nội xuống 9 độ C, cẩn thận kẻo ai cũng có thể mắc phải bệnh này - Ảnh 2.
Nhiệt độ Hà Nội xuống 9 độ C, cẩn thận kẻo ai cũng có thể mắc phải bệnh này - Ảnh 3.
Nhiệt độ Hà Nội xuống 9 độ C, cẩn thận kẻo ai cũng có thể mắc phải bệnh này - Ảnh 4.

Cước tay, chân có thể xảy ra do tuần hoàn máu kém nhưng chủ yếu là do nhiệt độ môi trường quá lạnh mà cơ thể không được giữ ấm cẩn thận. Ngoài ra, làm nóng tay, chân một cách đột ngột cũng khiến chúng ta dễ bị cước.

Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, nguy cơ bị cước tay, chân rất cao. Chính vì thế, hãy phòng chống ngay bây giờ bằng các biện pháp sau.

Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần tay, chân

Trong những ngày thời tiết lạnh thì việc giữ ấm cơ thể là điều nhất định phải làm. Trong đó, tay, chân là bộ phận dễ bị nhiễm lạnh và gây nên tình trạng cước, nên chúng càng cần được giữ ấm cẩn thận. Các bạn nhớ mặc ấm, đi tất, giày, đeo găng tay... đầy đủ, nhất là khi ra ngoài nhé.

Nhiệt độ Hà Nội xuống 9 độ C, cẩn thận kẻo ai cũng có thể mắc phải bệnh này - Ảnh 5.

Ngâm tay, chân vào nước ấm

Vào những ngày thời tiết lạnh, bạn nên duy trì thói quen ngâm tay, chân vào nước ấm mỗi ngày. Áp dụng cách này vào buổi tối, cho thêm một chút muối hoặc gừng giã nhỏ rồi ngâm tay, chân trong khoảng 15 - 20 phút sẽ giúp phòng tránh cước rất hiệu quả.

Vận động thường xuyên

Vận động giúp làm ấm cơ thể, máu lưu thông tốt hơn nên phòng tránh cước cũng tốt hơn. Hơn nữa, việc làm này cũng rất tốt cho sức khoẻ nói chung.

Nhiệt độ Hà Nội xuống 9 độ C, cẩn thận kẻo ai cũng có thể mắc phải bệnh này - Ảnh 6.

Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh

Nếu không bắt buộc, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với nước lạnh bởi nhiệt độ thấp là nguyên nhân chính gây cước tay, chân. Bên cạnh đó, chúng mình cũng nên tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa. Hãy đeo găng tay cao su để bảo vệ tay khi làm các công việc phải dùng đến nước lạnh và sử dụng nước rửa bát, bột giặt...

Bổ sung vitamin, uống đủ nước mỗi ngày

Đây là cách để tăng cường độ ẩm cho da, đồng thời bổ sung hồng cầu trong máu, giúp phòng tránh cước tay, chân. Cách này còn tăng sức đề kháng, tốt hơn cho cơ thể trong những ngày lạnh.

Nhiệt độ Hà Nội xuống 9 độ C, cẩn thận kẻo ai cũng có thể mắc phải bệnh này - Ảnh 7.

Không gãi tay, chân khi có cảm giác ngứa

Khi các vùng da ở tay, chân có cảm giác ngứa, các bạn không nên gãi bởi sẽ làm da bị xước, tổn thương, càng dễ cước hơn, thậm chí còn có thể gây viêm, nhiễm trùng. Các bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ, làm ấm để giảm ngứa và giúp máu lưu thông tốt hơn.

*Lưu ý: Nếu áp dụng các biện pháp trên mà vẫn bị cước, gây đau nhức nhiều thì các bạn hãy đến bệnh viện khám nhé!

Theo A.Anh

Helino

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên