Nhiều ngân hàng nhỏ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về nợ xấu và thanh khoản
Theo VIS Rating, nhiều ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ có vấn đề (NPL) hình thành mới cao hơn chủ yếu từ phân khúc bán lẻ và SME.
- 19-08-2024Sự phổ biến của thanh toán QR ngày càng bỏ xa quẹt thẻ ngân hàng?
- 19-08-2024Thu nhập 30 triệu đồng/tháng mới nên vay mua nhà?
- 19-08-2024Ngân hàng rao bán 10 căn penthouse, 9 căn hộ giữa trung tâm TP.HCM, giảm giá hơn 2 tỷ đồng so với lần rao trước
VIS Rating vừa có báo cáo phân tích về ngành ngân hàng với lưu ý các ngân hàng nhỏ phải đối mặt với nhiều vấn đề về nợ xấu và thanh khoản.
Theo nhóm phân tích, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ nợ có vấn đề của ngành vẫn giữ ổn định so với quý trước ở mức 2,2%, các ngân hàng nhỏ suy giảm chất lượng tài sản nhiều nhất. Tỷ suất lợi
nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) của các ngân hàng tăng nhẹ lên 1,6% trong 6 tháng đầu năm từ mức 1,5% trong năm 2023, nhờ tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp mạnh mẽ hơn và biên lãi ròng (NIM) cao hơn.
Một số ngân hàng nhỏ sẽ dễ bị tổn thương hơn trước rủi ro thanh khoản do tăng nguồn vốn thị trường ngắn hạn trong bối cảnh tăng trưởng tiền gửi thấp.
VIS Rating kỳ vọng chất lượng tài sản và lợi nhuận của các ngân hàng sẽ giữ ổn định trong nửa sau của năm 2024 nhờ việc cải thiện điều kiện kinh doanh.
Các ngân hàng nhỏ suy giảm chất lượng tài sản rõ rệt nhất. Các ngân hàng như NCB, BacABank, Saigonbank, VietBank ghi nhận tỷ lệ nợ có vấn đề (NPL) hình thành mới cao hơn so với các ngân hàng khác, chủ yếu từ phân khúc bán lẻ và SME.
Trong số các ngân hàng quốc doanh (SOB), tỷ lệ nợ có vấn đề của VietinBank và BIDV tăng lên do lĩnh vực liên quan đến xây dựng và bất động sản.
Trong khi đó, một số ngân hàng lớn đã giảm nợ có vấn đề bằng cách sử dụng dự phòng để xử lý trái phiếu VAMC như VPBank hoặc giảm nợ có vấn đề từ khách hàng lớn như MB.
Một ngân hàng khác có tỷ lệ NPL hình thành mới ở mức thấp là TPBank nhờ vào việc thắt chặt điều kiện cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng mới.
VIS Rating cho rằng, thời gian tới, môi trường lãi suất thấp và các biện pháp chính sách nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp tăng khả năng trả nợ và giúp giảm các khoản nợ quá hạn.
Nhịp sống thị trường
- KienlongBank tiên phong triển khai đồng bộ cả 2 dự án Basel III & ESG
- Fitch Ratings nâng mức triển vọng tín dụng dài hạn của ACB từ ổn định lên “tích cực”
- VDSC: Thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng trên diện rộng
- Rủi ro tài sản các ngân hàng thương mại được kiểm soát sau bão Yagi
- Ngân hàng tiên phong xây dựng văn hóa số sáng tạo và gắn kết