Nhiều trường hợp tái nhiễm Covid-19 sau 1-2 tháng khỏi bệnh: BS chỉ rõ lý do, nhắc nhở điều quan trọng nhất cần nhớ trong mùa dịch
BS Lê Tiến Huy khẳng định, từng nhiễm bệnh rồi nhưng nếu chủ quan không làm điều này thì rất dễ tái nhiễm.
- 27-02-2022Loại trà tốt cho tim mạch, giảm đường huyết rất tốt: Người Việt chưa uống nhiều
- 27-02-20223 thứ của CÁ ăn nhiều càng trường thọ, là cao thủ dọn sạch RÁC trong máu: Nhưng chỉ đảm bảo dinh dưỡng nếu nắm rõ các lưu ý khi sử dụng
- 26-02-20225 loại “thực phẩm nuôi ung thư” mà bác sĩ cũng phải sợ: Càng ăn nhiều, càng kích thích tế bào “sát nhân” lớn mạnh nhưng ai cũng mê
Dịch Covid-19 đang có những diễn biến vô cùng phức tạp tại nước ta khi số ca F0 mỗi ngày ghi nhận tăng cao . Trước tình hình dịch bệnh, nhiều người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh lại đặt ra băn khoăn liệu mình có nguy cơ tái nhiễm không hay có thể tự do hơn những người chưa từng mắc bệnh. Sự thật là có nhiều người đang đem trong mình suy nghĩ này.
Trước vấn đề này, chuyên gia khẳng định nhiều trường hợp tái nhiễm Covid-19 sau 1-2 tháng khỏi bệnh cùng lý do, khuyên bất cứ ai đã từng bị hay chưa bị cũng không được chủ quan.
Hỏi: Em trở thành F0 cách đây 2 tuần. Sau một tuần “chiến đấu” ròng rã thế là cũng khỏi rồi bác sĩ ơi! Em mừng quá! Liệu đã từng nhiễm và khỏi bệnh rồi thì có nguy cơ mắc lại không ạ? Có phải ít nhiều thì nguy cơ cũng giảm so với những người chưa từng bị phải không bác sĩ? Vậy là từ giờ em có thể yên tâm ra ngoài mà không sợ mình bị Covid-19 nữa đúng không ạ?
BS Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Y dược) trả lời qua video dưới đây:
BS Lê Tiến Huy trả lời nguy cơ tái nhiễm Covid-19 sau khi khỏi bệnh.
Từng bị Covid-19 và khỏi bệnh, tôi có nguy cơ tái nhiễm không?
Chào bạn!
Đầu tiên xin chúc mừng bạn vì đã khỏi bệnh. Tuy nhiên bạn cũng như bất cứ ai đừng có tư tưởng mình "bất tử", không bao giờ bị bệnh nữa sau khi đã khỏi Covid-19. Nhiều người khỏi rồi là chủ quan, nghĩ rằng không bao giờ mình bị tái nhiễm lần nữa. Nhưng hiện nay, không ít các trường hợp đã ghi nhận tái nhiễm sau 1-2 tháng khỏi bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đầu tiên là do miễn dịch của chúng ta. Nồng độ kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian nên có khả năng tái nhiễm là chuyện bình thường.
Hai là, chúng ta tái nhiễm Covid-19 nhưng tái nhiễm các biến chủng khác nhau. Sự khác biệt giữa các protein gai càng lớn của các biến chủng thì chúng ta lại càng ít có miễn dịch chéo. Tức là miễn dịch của cơ thể tạo ra để chống lại biến chủng này không đủ để ngăn cản biến chủng phía sau. Ví dụ lần đầu bạn nhiễm chủng Delta thì lần sau bạn vẫn có nguy cơ nhiễm chủng Omicron. Thế nên, bạn cũng như bất cứ ai tuyệt đối không được chủ quan nhé!
Khỏi bệnh rồi thì chúng ta vẫn thực hiện tốt 5K (bao gồm đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn, không tụ tập đông người, giữ khoảng cách và khai báo y tế đầy đủ) để tránh nguy cơ tái nhiễm tốt nhất có thể!
Chúc bạn vui khỏe!
Nhịp sống Việt
Sự kiện: F0 - Không hốt hoảng
Xem tất cả >>- Bác sĩ ĐH tư vấn trực tuyến: "HẬU COVID KHÔNG ĐÁNG SỢ"
- Táo đỏ là “thần dược” bổ phổi, kết hợp thêm 2 thứ giúp thải độc, dưỡng tim mạch, F0 khỏi bệnh nên bồi bổ ngay hậu Covid
- Trẻ F0 bị ho nhiều, ho có đờm, đau họng có nên dùng kháng sinh không?
- 1 món ăn có giá đắt hơn thịt, được ví 'tốt ngang tổ yến' được nhiều F0 hậu Covid-19 tìm mua ăn
- Lưu ý khi dùng tâm sen trị mất ngủ hậu COVID-19