Loại trà tốt cho tim mạch, giảm đường huyết rất tốt: Người Việt chưa uống nhiều
Loại trà này không chỉ thơm ngon, lạ miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe. Cách pha chế lại vô cùng đơn giản.
- 26-02-20223 dấu hiệu ở tay chân của những người sống rất thọ: Nếu có đủ 3/3, xin chúc mừng bạn có sức khỏe rất tốt!
- 26-02-20226 thực phẩm 'kẻ thù không đội trời chung' với viêm tuyến tiền liệt: Đàn ông ăn thường xuyên thì không lo viêm nhiễm
- 25-02-2022Trẻ F0 uống hạ sốt quá liều dẫn đến mê sảng: Chuyên gia chỉ rõ sai lầm của không ít mẹ và cách xử lý SỐT LÂU KHÔNG HẠ khi mắc Covid-19
Trà chai là một loại trà có vị cay có xuất xứ từ Ấn Độ, hay được gọi chính xác là trà masala chai.
Trà chai mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch, hệ tiêu hóa và đặc biệt có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Dưới đây là 3 lợi ích tiềm năng cũng như cách pha loại đồ uống mang tính biểu tượng của Ấn Độ này.
Trà chai là gì?
Ly trà chai truyền thống của người Ấn Độ. Ảnh minh hoạ
Trà chai là một loại trà có vị ngọt và cay, nổi tiếng với mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ loại trà nào khác. Trà chai là một cách gọi ngắn gọn của ‘masala chai’.
Trà chai được chế biến từ sự kết hợp giữa trà đen, gừng và các loại gia vị khác bao gồm bạch đậu khấu, quế, tiểu hồi, hạt tiêu đen và đinh hương. Bên cạnh đó, một số nơi có thể cho thêm hoa hồi hoặc thậm chí là hạt ngò.
Không giống như các loại trà bình thường được pha với nước ấm, trà chai truyền thống được pha bằng cả nước ấm và sữa ấm. Và loại trà này có thể điều chỉnh độ ngọt tùy thuộc vào khẩu vị của từng người.
Trà chai có thể được bày bán ở các cửa hàng hoặc ở các quán cà phê. Nếu thích bạn cũng có thể pha chế loại độ uống thơm ngon này tại nhà từ trà túi lọc hoặc trà chai cô đặc mua ở cửa hàng.
Hơn thế nữa, trà chai mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà ít người biết đến.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhiều bằng chứng cho thấy trà chai rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra quế - một trong những thành phần chính trong trà chai - có thể làm giảm huyết áp.
Đối với một số người, quế đã được chứng minh là giúp giảm lên đến 30% mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL ‘xấu’ và chất béo trung tính.
Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng liều lượng từ 1 – 6 gam quế mỗi ngày, thường nhiều hơn trong tách trà chai bạn uống. Tuy nhiên, một đánh giá gần đây đã báo cáo rằng chỉ cần 120 mg quế mỗi ngày cũng có thể đủ để mang lại những tác dụng tốt cho tim mạch.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng trà đen được sử dụng để pha trà chai có thể góp phần làm giảm mức cholesterol trong máu.
Hầu hết các nghiên cứu đã quan sát thấy rằng uống 4 tách trà đen trở lên mỗi ngày có thể làm giảm nhẹ huyết áp. Hơn nữa, uống 3 tách trà đen trở lên mỗi ngày có thể giảm 11% nguy cơ mắc bệnh tim.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều thống nhất kết quả và chưa có nghiên cứu nào xem xét về tác dụng trực tiếp của trà chai đối với sức khỏe tim mạch. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn trước khi đưa ra kết luận chính xác.
Các loại gia vị trong trà chai như gừng, bạch đậu khấu, quế, đinh hương, hoa hồi,... rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: iStock
Giảm đường huyết trong máu
Trà chai có thể góp phần kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả bởi vì nó có chứa gừng và quế, cả hai đều có ảnh hưởng tích cực đối với lượng đường trong máu.
Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm đề kháng insulin và lượng đường trong máu lúc đói từ 10 – 29%.
Việc giảm đề kháng insulin giúp cơ thể dễ dàng sử dụng insulin để đưa lượng đường từ máu vào tế bào, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu một cách tốt nhất.
Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 dùng 2 gam bột gừng mỗi ngày giúp làm giảm 12% lượng đường trong máu.
Các nghiên cứu này cho thấy rằng liều lượng gừng và quế phù hợp nằm trong khoảng từ 1 – 6 gam mỗi ngày. Tuy nhiên, liều lượng này nhiều hơn so với liều lượng có trong cốc trà chai truyền thống hay mua ở cửa hàng.
Do đó, để nhận được nhiều lợi ích nhất, bạn nên tự pha chế trà chai tại nhà bằng cách thêm quế và gừng nhiều hơn một chút so với các công thức của những nơi khác.
Một điều nên lưu ý, không giống như trà chai pha tại nhà, các loại trà được pha chế tại quán cà phê thường rất ngọt, điều này có thể làm mất tác dụng hạ đường huyết của các thành phần khác trong trà chai.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo phụ nữ nên hạn chế lượng đường bổ sung dưới 25 gam mỗi ngày và nam giới nên dưới 38 gam mỗi ngày.
Để đảm bảo hiệu quả giảm lượng đường trong máu, tốt nhất bạn nên uống trà chai không đường.
Quế có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh: iStock
Giảm buồn nôn và cải thiện hệ tiêu hoá
Trong trà chai có chứa gừng, một loại gia vị được biết đến có tác dụng chống buồn nôn.
Gừng đặc biệt hiệu quả trong việc giảm buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Trên thực tế, một đánh giá của các nghiên cứu được thực hiện trên tổng số 1.278 phụ nữ mang thai cho thấy 1,1–1,5 gam lượng gừng tiêu thụ hàng ngày có thể làm giảm đáng kể cảm giác buồn nôn. Và đây cũng là liều lượng gừng có trong một cốc trà chai.
Bên cạnh đó, quế, đinh hương và bạch đậu khấu trong trà chai đều có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, hạt tiêu đen, một thành phần khác được tìm thấy trong trà chai, có đặc tính kháng khuẩn tương tự.
Thêm vào đó, các nghiên cứu trên động vật cho thấy hạt tiêu đen có thể làm tăng mức độ enzym tiêu hóa cần thiết để phân hủy thức ăn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa một cách tối ưu.
Tuy nhiên, lượng hạt tiêu đen được sử dụng trong các nghiên cứu trên động vật cao gấp 5 lần so với lượng tiêu thụ trung bình của con người. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu trước khi có thể đưa ra kết luận chính xác.
Người Ấn Độ uống trà chai rất nhiều lần trong ngày. Ảnh minh họa
Cách pha chế trà chai đơn giản tại nhà
Trà chai có thể pha chế đơn giản tại nhà với những nguyên liệu dễ tìm như sữa bò, gừng, hạt tiêu đen, quế,... theo nhiều công thức khác nhau.
Dưới đây là công thức giúp bạn tiết kiệm thời gian nhất. Lưu ý bạn nên pha trà chai cô đặc trước khi bảo quản trong tủ lạnh.
Thành phần:
20 hạt tiêu đen nguyên hạt
5 nhánh đinh hương
5 quả bạch đậu khấu xanh
1 thanh quế
1 hoa hồi
2,5 cốc nước (593 ml)
2,5 thìa (38 ml) trà đen
Vài lát gừng tươi.
Cách pha chế:
Rang hạt tiêu, đinh hương, bạch đậu khấu, quế và hoa hồi với lửa nhỏ trong khoảng 2 phút hoặc cho đến khi có mùi thơm. Sau đó tắt bếp và để nguội.
Sử dụng máy xay gia vị hoặc cối đá để nghiền các loại gia vị này thành bột thô.
Cho nước, gừng và gia vị đã xay vào chảo và đậy nắp, để lửa nhỏ trong khoảng 20 phút. Lưu ý tránh để hỗn hợp sôi quá lâu sẽ khiến các gia vị bị đắng.
Cho trà đen vào hỗn hợp đã đun và khuấy đều, tắt bếp và để ngấm khoảng 10 phút, sau đó lọc lấy nước, thu được trà chai cô đặc.
Nếu thích ngọt, bạn nên hâm nóng hỗn hợp đã lọc cùng với đường và đun nhỏ lửa trong 5 – 10 phút, sau đó để nguội và cho vào tủ lạnh.
Để nguội trà chai cô đặc trước khi cho vào tủ lạnh. Bạn có thể bảo quản được trong 1 tuần.
Để pha một tách trà chai, chỉ cần khuấy đều trà chai cô đặc với nước nóng và sữa bò nóng (hoặc sữa hạt không đường) theo tỉ lệ 1:1:1 và thưởng thức.
Nguồn: Health Line
Doanh nghiệp và Tiếp thị