MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn bức ảnh chuyến tàu cao tốc nổi tiếng, tôi nhận ra: Trong vài năm tới, đừng dại dột làm 1 điều nếu không muốn nhà mình cứ mãi nghèo

07-09-2024 - 23:11 PM | Sống

Nhìn bức ảnh chuyến tàu cao tốc nổi tiếng, tôi nhận ra: Trong vài năm tới, đừng dại dột làm 1 điều nếu không muốn nhà mình cứ mãi nghèo

Với những người thường như chúng ta, trân trọng điều tốt đẹp đang có ở trước mắt mới là điều khôn ngoan.

Nhìn bức ảnh chuyến tàu cao tốc nổi tiếng, tôi nhận ra: Trong vài năm tới, đừng dại dột làm 1 điều nếu không muốn nhà mình cứ mãi nghèo- Ảnh 1.

01

Cách đây không lâu, loạt hình ảnh được ghi nhận trên chuyến tàu cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải (Trung Quốc) đã trở thành chủ đề được quan tâm lớn trên mạng xã hội. Khi nhìn bức hình, đập vào mắt chính là quang cảnh nhiều dân văn phòng cắm cúi vào chiếc máy tính, chăm chỉ làm công việc của mình. Từ thanh niên cho đến cả những cô chú với màu tóc bạc, cũng không hề nhàn nhã mà lấy máy tính, miệt mài gõ phím để hoàn thành công việc dang dở. 

Dường như trong những năm gần đây, hầu hết người đi làm đều tuân theo sự sắp xếp công việc của công ty, nghỉ ngơi khi đi tàu đã trở thành "điều xa xỉ". Đặc biệt trong thời điểm kinh tế suy thoái, nhiều người đối mặt với tình trạng bị sa thải và cắt lương.

Tìm được việc làm đã không dễ, giữ được công việc ổn định và vừa ý lại càng khó hơn.

Nhìn bức ảnh chuyến tàu cao tốc nổi tiếng, tôi nhận ra: Trong vài năm tới, đừng dại dột làm 1 điều nếu không muốn nhà mình cứ mãi nghèo- Ảnh 2.

Nếu trò chuyện với những người xung quanh, sẽ không khó để bạn kiếm được ai đó đang phàn nàn về tình trạng việc làm hiện nay. Trong tình hình kinh tế này, ai dám không chăm chỉ làm việc và sẵn sàng nghỉ việc chứ?

Trên thực tế, cảnh tượng người người làm việc không chỉ xuất hiện trên chuyến tàu cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải mà có thể thấy ở mọi nơi trong cuộc sống. Đằng sau mỗi người bạn chứng kiến mà họ sẵn sàng mở máy tính làm việc mọi lúc, mọi nơi bất kể không gian và thời gian đều là sự trân trọng của họ với công việc hiện tại. Trong thời đại bất ổn này, họ không dám mất việc, đành phải nghiến răng chấp nhận dù đôi khi sếp đưa ra yêu cầu quá đáng, đè nén cảm xúc bất bình để giữ công việc khó kiếm được giữa bối cảnh kinh tế khó khăn.

Tôi còn nhớ một câu nói được chia sẻ trên mạng xã hội: "Trong vài năm tới, mục tiêu của hầu hết công ty sẽ là 2 từ: tồn tại. Là một nhân viên văn phòng, tại nơi làm việc, mục tiêu của bạn cũng phải dựa vào điều này. Trước tiên, bạn phải 'sống sót' khỏi làn sóng sa thải, tiếp theo mới nghĩ đến tự nuôi bản thân và những người khác".

Nhìn bức ảnh chuyến tàu cao tốc nổi tiếng, tôi nhận ra: Trong vài năm tới, đừng dại dột làm 1 điều nếu không muốn nhà mình cứ mãi nghèo- Ảnh 3.

02

Cách đây một thời gian, khi xem chương trình truyền hình, tôi rất ấn tượng với chia sẻ của một nhân vật. Anh ta lên Hoàng Nghị, từng là giám đốc bán lẻ của một trong 50 công ty công ty nước ngoài hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh. Là nhân viên chủ chốt của công ty, anh đã quản lý một đội ngũ hơn 70 người, kiếm được mức lương hàng năm là 1,3 triệu - 1,4 tệ trước thuế (4,5 - 4,8 tỷ đồng).

Nhưng một người ưu tú đến vậy đã chọn từ chức chỉ vì 1 cuộc điện thoại từ sếp.

Nhìn bức ảnh chuyến tàu cao tốc nổi tiếng, tôi nhận ra: Trong vài năm tới, đừng dại dột làm 1 điều nếu không muốn nhà mình cứ mãi nghèo- Ảnh 4.

Một ngày nọ, khi đang ăn trưa, sếp gọi điện cho Hoàng Nghị, yêu cầu anh ta nộp một bản báo cáo sau khi ăn xong. Sếp còn nói rằng, bản báo cáo này quan trọng hơn bữa trưa của anh.

Hoàng Nghị cảm thấy bị xúc phạm. Ăn xong, anh ta đến gặp sếp và nói: Không có bản báo cáo nào quan trọng hơn bữa ăn của tôi. Sau đó, Hoàng Nghị đã từ chức và bắt đầu khởi nghiệp.

Công việc kinh doanh của anh lúc đầu diễn ra suôn sẻ nhưng sau đó bắt đầu đi xuống. Trong quá khứ, anh từng là giám đốc, hàng ngày đều sống trong khách sạn 5 sao. Nhưng giờ đây, để tiết kiệm tiền, anh còn ở chung một căn phòng trọ rộng 10m2 cùng với người khác.

Dưới áp lực tài chính vì công việc khởi nghiệp thất bại, anh đã tìm đến những headhunter để mong tìm được vị trí văn phòng phù hợp. Thế nhưng trong thị trường lao động khó khăn như hiện nay, nhiều người trẻ còn khó kiếm việc thì một người trung niên như anh càng vất vả hơn. Khi nhìn thấy tình hình khó khăn của mình, Hoàng Nghị không khỏi thấy xót xa và bất lực.

Trước đây, khi mọi việc đang tốt đẹp, nếu bạn không hài lòng với công việc và cảm thấy bị sếp đối xử bất công, bạn liền xin nghỉ. Sau đó, nếu có kinh nghiệm và trình độ tốt, bạn có thể tìm được công việc khác, với mức lương và vị trí tốt hơn. Nhưng hiện nay, khi tình hình kinh tế chung suy giảm, bão sa thải ở khắp mọi nơi, bỏ việc đồng nghĩa bạn có thể phải đối diện với tình trạng thất nghiệp lâu dài.

Tôi chân thành khuyên bạn, trong vài năm tới, cho dù thấy công việc có ổn hay không, đừng dễ dàng xin nghỉ việc mà hãy suy nghĩ kỹ lưỡng về tương lai của mình. Chỉ khi rơi vào cảnh thất nghiệp kéo dài, bạn mới nhận ra, không phải công ty thiếu chúng ta là không sống được, mà chúng ta thiếu công việc thì sẽ không còn tiền.

Nhìn bức ảnh chuyến tàu cao tốc nổi tiếng, tôi nhận ra: Trong vài năm tới, đừng dại dột làm 1 điều nếu không muốn nhà mình cứ mãi nghèo- Ảnh 5.

03

Khi chạm đến một ngưỡng tuổi nhất định, con người đều phải chịu áp lực từ công việc, trách nhiệm và gia đình. Nếu không có công việc, làm sao chúng ta có thể chăm sóc tốt cho bản thân và gia đình?

Thẳng thắn mà nói, giá trị lớn nhất mà công việc đem lại cho chúng ta, không phải ước mơ hay cảm xúc mà là thu nhập. 

Trong cuộc sống, nếu bạn muốn đổi đời thì cần có đường đi. Nếu chưa tìm thấy đường đi nào tốt hơn và nhanh hơn, hãy trân trọng con đường ở dưới chân mình. Hãy chờ đợi đến khi tình hình việc làm được cải thiện, còn không, nếu hiện nay bạn vẫn còn công việc ổn định thì hãy trân trọng chúng.

Hai ngày trước, một người bạn đến gặp tôi để phàn nàn. Anh ta nói rằng khi đang ở trong phòng vệ sinh, tình cờ anh nghe thấy cuộc trò chuyện giữa các lãnh đạo. Thông qua đó, anh bất ngờ phát hiện rằng cùng một vị trí nhưng lương của đồng nghiệp mới vào lại cao hơn lương của anh.

Anh nói rằng, trong những năm qua, anh đã làm việc chăm chỉ ở công ty mà không một lời phàn nàn. Vậy mà anh phát hiện, người mới vào lại có mức lương cao. "Thật là bực bội. Tôi không thể tiếp tục làm công việc tồi tệ này nữa”, anh nói với tôi.

Sau đó anh lại tiếp tục kể về công việc, cuối cùng anh hỏi tôi: “Cậu nghĩ tôi có nên nghỉ việc không?”.

Tôi không tán thành ngay ý định này của anh. Tôi khuyên anh hãy tìm công việc mới trước, nếu tìm được vị trí phù hợp hơn thì xin nghỉ cũng không muộn.

Hai tháng sau, bạn tôi không còn nói gì về nghỉ việc nữa. Bởi vì anh đã gửi hàng chục CV nhưng không tìm được công ty mới.

Nhiều bạn bè hỏi tôi mục tiêu tương lai là gì. Tôi sẽ thẳng thắn nói với họ rằng: “Tôi muốn tìm kiếm sự ổn định”.

Hiện nay, tìm kiếm công việc thu nhập tốt và ổn định thực sự nằm ngoài tầm với của nhiều người. Do đó, hãy cố gắng giữ công việc của bạn ngay cả khi bạn ghét chúng, nếu chưa tìm thấy lựa chọn phù hợp hơn. Bảo toàn được công cụ kiếm tiền giữa bối cảnh khó khăn chính là thắng lợi lớn nhất mà người thường chúng ta làm được.

Theo Toutiao

Theo Nguyệt

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên