Bộ sưu tập khách sạn, cao ốc, trung tâm thương mại đắc địa nhất Việt Nam của bà Trương Mỹ Lan đến cả những tập đoàn BĐS nước ngoài cũng phải “ao ước”
Tích lũy được khối bất động sản đồ sộ nhưng hiện hầu hết các tài sản này đã bị kê biên liên quan đến vụ án của bà Trương Mỹ Lan.
- 13-06-2024Bán kit test Việt Á cho Bệnh viện TP Thủ Đức, công ty trung gian lãi đậm cỡ nào?
- 13-06-2024GĐ 2 vụ án Vạn Thịnh Phát: Tiếp tục kiến nghị kê biên phần diện tích thuộc dự án Phước Kiển - “con bò sữa” của Quốc Cường Gia Lai
Từ nhiều năm trước, Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan đã được "đồn đoán" đứng sau rất nhiều bất động sản đắc địa nhất tại khu vực trung tâm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là tại con phố thương mại đắt đỏ hàng đầu thế giới như trục Đồng Khởi - Nguyễn Huệ, Quận 1.
Tuy vậy chỉ đến khi các kết luận điều tra được công bố thì những khối tài sản này mới được khẳng định là thuộc sở hữu/có liên quan đến bà Lan.
Tòa nhà Times Square
Trong số những công ty sở hữu bất động sản/có hoạt động kinh doanh được nêu trực tiếp trong kết luận điều tra, có CTCP Đầu tư Times Square Việt Nam sở hữu khu phức hợp gồm 2 tòa tháp đôi là khách sạn - khu căn hộ cao cấp. Đây là một trong những tòa nhà cao tầng nổi bật nhất khu vực trung tâm Tp.HCM.
Tòa nhà có 2 mặt chính hướng ra cả đường Nguyễn Huệ và Đồng Khởi.
Khu phức hợp Union Square nằm đối diện UBND Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm ở vị trí "đất kim cương" 4 mặt tiền đường Đồng Khởi - Lê Lợi - Nguyễn Huệ - Lê Thánh Tôn ngay trung tâm quận 1, tập trung đông đúc du khách, nhưng Union Square suốt ngày vắng vẻ.
Trung tâm này nằm trên khu đất đắt đỏ, đắc địa giữa TP.HCM có diện tích khoảng 8.800 m2, tổng diện tích sàn lên đến 91.000m2, quy mô 6 tầng hầm và 9 tầng nổi, trong đó có 5 tầng nổi là khách sạn 5 sao.
Vietcombank Tower Saigon
Cơ quan chức năng đã kê biên 18% vốn góp tại Công ty liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday – Bến Thành (hơn 142 tỷ đồng) do bà Lan và Vạn Thịnh Phát giao cho CTCP Dịch vụ - Thương mại TPHCM nắm giữ. Liên doanh này là chủ đầu tư của tòa tháp Vietcombank Tower Saigon, một trong những tòa nhà cao nhất và có vị trị đắc địa nhất khu trung tâm quận 1
Windsor Plaza (Windsor Plaza Hotel) trên đường An Dương Vương, quận 5. Toà nhà cao 25 tầng, là khách sạn tư nhân đầu tiên được xếp hạng 5 sao ở Việt Nam và được chọn làm nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn như Hội nghị APEC năm 2006...
Công trình này nối liền với trung tâm mua sắm An Đông Plaza, cũng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gồm 4 tầng với hơn 1.400 cửa hàng bán lẻ.
Bên cạnh một số công trình mang tính biểu tượng trên, bà Trương Mỹ Lan còn sở hữu một loạt cao ốc, khách sạn dọc trục Nguyễn Huệ - Đồng Khởi như tòa nhà Opera View, khách sạn Palace Hotel Saigon (thuộc sở hữu của CTCP Bông Sen), khách sạn Saigon Prince Hotel (thuộc sở hữu của công ty Vinametric)...
Khách sạn Daewoo Hà Nội – biểu tượng một thời của Hà Nội
Tài sản đáng chú ý đầu tiên được Vạn Thịnh Phát mua ở Hà Nội là Khách sạn Daewoo Hà Nội. Bà Lan đã giao cho CTCP Bông Sen mua 73.04% cổ phần của CTCP Đầu tư Hợp Thành 1 - đơn vị đang sở hữu 70% vốn của CTCP Daeha - doanh nghiệp sở hữu khách sạn Daewoo Hà Nội.
Tòa nhà Capital Place mua lại từ Capitaland với giá hơn 550 triệu USD
Thương vụ thứ 2 tại Hà Nội cũng nằm đối diện với thương vụ đầu tiên là tòa nhà văn phòng Capital Place - sở hữu vị trí đắc địa khi nằm trên mặt đường Liễu Giai, khu vực giao cắt giữa các tuyến đường Liễu Giai - Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh và là khu vực kinh tế phát triển sôi động bậc nhất của thủ đô Hà Nội.
Đây là dự án được Trương Mỹ Lan cho biết con gái rao bán với giá 1 tỷ USD để khắc phục hậu quả vụ án. Tuy nhiên, phía HĐXX cho biết theo thông tin con gái bà Lan gửi tới tòa, cao ốc Capital Place chỉ được khách hỏi mua trả khoảng 360 triệu USD, không phải 1 tỷ USD như bà Lan tuyên bố.