MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn lại những chuyến tàu lượn siêu tốc của đồng yên trong vài thập kỷ qua

12-08-2024 - 10:02 AM | Tài chính quốc tế

Việc Ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất hôm 31/7 đã làm rung chuyển thị trường, kích hoạt việc hủy bỏ các giao dịch tiền yên dựa trên chênh lệch lãi suất (yen-funded carry). Hãy cùng nhìn lại cách mà Nhật Bản điều chỉnh giá trị của đồng yên từ trước tới nay.

Nhìn lại những chuyến tàu lượn siêu tốc của đồng yên trong vài thập kỷ qua- Ảnh 1.

Đồng yên Nhật trong vài năm qua đã chịu áp lực giảm giá khi thị trường lợi dụng chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản để kiếm lợi.

Đồng yên đã mất hơn 20% giá trị so với đô la Mỹ kể từ đầu năm 2022, buộc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) – ngân hàng trung ương của nước này - phải thực hiện một số đợt can thiệp vào ngày 9/10/2022.

Thế nhưng yên vẫn tiếp tục giảm mặc dù BOJ tiếp tục can thiệp vào tháng 4 và 5 năm 2024. Yên đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 38 năm, là 161,96 JPY đổi một USD vào ngày 3 tháng 7. Người ta nghi ngờ Nhật Bản một lần nữa đã can thiệp vào giữa tháng 7/2024 để đặt mức sàn cho đồng yên.

Nhìn lại những chuyến tàu lượn siêu tốc của đồng yên trong vài thập kỷ qua- Ảnh 2.

Một người đi ngang qua màn hình hiển thị tỷ giá hối đoái của đồng yên so với USD Mỹ và các loại tiền tệ khác tại Tokyo, ngày 2 tháng 5 năm 2024.

Xu hướng giảm của đồng yên đã đảo ngược trong những ngày gần đây, sau quyết định tăng lãi suất của BOJ vào ngày 31 tháng 7 và trước khi chính sách tiền tệ của Mỹ dự kiến sẽ nới lỏng.

Động thái thắt chặt tiền tệ của BOJ, cùng với mối lo ngại của các nhà đầu tư về nguy cơ kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, đã làm rung chuyển thị trường chứng khoán và trái phiếu toàn cầu. Sự kiện này cũng kích hoạt việc ngừng giao dịch tiền yên dựa trên chênh lệch lãi suất ( yen-funded carry) - các nhà đầu tư vay tiền yên giá rẻ để đầu tư vào các tài sản có lợi suất cao hơn.

Đển thời điểm hiện tại, đồng yên đã phục hồi mạnh so với đồng USD, nhưng vẫn tương đối yếu so với trị giá của chính nó trong vài thập kỷ qua.

Nhìn lại những chuyến tàu lượn siêu tốc của đồng yên trong vài thập kỷ qua- Ảnh 3.

Diễn biến giá Nikkei và yên Nhật: Cổ phiếu Nhật Bản đã lao dốc hôm 5/8/2024 sau đợt bán tháo một ngày mạnh mẽ nhất kể từ đợt bán tháo vào Thứ Hai Đen tối năm 1987, do (1) sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu, (2) mối lo ngại về kinh tế Mỹ và (3) nhà đầu tư ngừng giao dịch tiền yên dựa trên chênh lệch lãi suất.

Biến động của đồng yên một là vấn đề quan trọng vì đồng tiền này từ lâu đã cung cấp nguồn vốn giá rẻ cho các nhà đầu tư toàn cầu, ngay cả khi các ngân hàng trung ương khác tăng chi phí vay.

Mục tiêu can thiệp của Nhật Bản đang thay đổi

Các nhà chức trách Nhật Bản trước đây đã can thiệp để ngăn đồng yên tăng giá quá mức, vì đồng yên mạnh gây tổn hại đến nền kinh tế nước này vốn phụ thuộc vào xuất khẩu. Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi vào năm 2022 khi Tokyo vào cuộc và mua đồng yên để bảo vệ giá trị của nó, sau khi đồng tiền này lao dốc do dự đoán BOJ sẽ giữ lãi suất cực thấp ngay cả khi các ngân hàng trung ương khác thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát tăng vọt

Trong cả hai trường hợp, chính phủ Nhật Bản đều mua hoặc bán đồng yên, thường là so với USD. Bộ Tài chính nước này quyết định thời điểm can thiệp và BOJ đóng vai trò là đại lý của bộ này. Quyết định đó mang tính chính trị cao vì sự phụ thuộc của Nhật Bản vào xuất khẩu khiến công chúng nhạy cảm hơn với biến động của đồng yên so với các quốc gia khác.

Với nhiều nhà sản xuất hiện đang chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, lợi ích có được từ việc đồng yên yếu đã giảm đi. Thay vào đó, đồng yên yếu đã trở thành ‘nỗi đau’ đối với các hộ gia đình và nhà bán lẻ bởi khiến cho chi phí nhập khẩu nhiên liệu và nguyên liệu thô tăng lên.

Theo dữ liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, từ đầu năm đến nay, Tokyo đã can thiệp vào ngày 29/4 và ngày 1/5 để chống lại sự sụt giảm của đồng yên. Sau khi các động thái này không thể đảo ngược xu hướng giảm của đồng yên, các nhà chức trách Nhật Bản bị những người tham gia thị trường nghi ngờ đã can thiệp một lần nữa vào tháng 7.

Nhìn lại những chuyến tàu lượn siêu tốc của đồng yên trong vài thập kỷ qua- Ảnh 4.

Những đợt can thiệp của BOJ.

Chính quyền Nhật Bản thường không xác nhận việc họ có can thiệp vào thị trường tiền tệ hay không và chỉ nói rằng họ sẽ thực hiện hành động thích hợp khi cần thiết nếu tỷ giá hối đoái biến động quá mức.

Nhìn lại những chuyến tàu lượn siêu tốc của đồng yên trong vài thập kỷ qua- Ảnh 5.

Tỷ giá yen/USD biến động mạnh sau mỗi lần BOJ can thiệp.

Điều gì đã khiến đồng yên giảm giá trong những năm gần đây?

Nhiều yếu tố khác nhau đã khiến đồng yên giảm giá. Đầu tiên, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất mạnh và tốc độ bình thường hóa chính sách tiền tệ chậm chạp của BOJ đã khiến khoảng cách giữa lãi suất của Mỹ và Nhật Bản nới rộng, do đó khiến đồng yên kém hấp dẫn hơn so với đồng USD.

Thứ hai, Nhật Bản hiện đang nhập khẩu nhiều nhiên liệu và nguyên liệu thô hơn so với trước đây, điều này có nghĩa là các công ty đang chuyển đổi đồng yên sang ngoại tệ để thanh toán.

Thứ ba, nhiều nhà sản xuất lớn của Nhật Bản đã chuyển sản xuất ra nước ngoài sau đó tái đầu tư lợi nhuận ra nước ngoài, thay vì hồi hương chúng. Điều đó làm giảm nhu cầu về đồng yên.

Nhìn lại những chuyến tàu lượn siêu tốc của đồng yên trong vài thập kỷ qua- Ảnh 6.

Yên yếu đi do khoảng cách ngày càng lớn giữa lãi suất của Mỹ và Nhật Bản trong hai năm qua đã khiến đồng USD trở nên hấp dẫn hơn.

Tại sao BOJ không tăng lãi suất nhanh hơn?

BOJ đã chấm dứt lãi suất âm vào tháng 3/2024 và tăng lãi suất chính sách ngắn hạn một lần nữa từ 0-0,1% lên 0,25% vào tháng 7/2024. Thống đốc Kazuo Ueda đã báo hiệu khả năng tăng sẽ tiếp tục lãi suất một lần nữa nếu Nhật Bản có tiến triển hơn nữa trong việc đạt được mục tiêu lạm phát 2%, như dự kiến.

Các nhà phân tích dự đoán BOJ cuối cùng sẽ tăng lãi suất lên mức được coi là trung lập với nền kinh tế, khoảng 1% đến 1,5% trong vài năm tới. Nhưng việc thắt chặt dần dần như vậy sẽ khiến chi phí đi vay của Nhật Bản ở mức rất thấp so với các quốc gia khác.

Các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản thận trọng về việc tăng lãi suất quá mạnh vì sợ làm tổn hại đến mức tiêu dùng vốn đã yếu và đe dọa đến sự phục hồi kinh tế mong manh. Họ cũng cảnh giác với rủi ro gây ra sự gia tăng mạnh mẽ của lãi suất dài hạn – có thể làm tăng chi phí tài trợ cho khoản nợ công khổng lồ của Nhật Bản.

Nhìn lại những chuyến tàu lượn siêu tốc của đồng yên trong vài thập kỷ qua- Ảnh 7.

Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản.

Đồng yên yếu gây bất lợi gì?

Đồng yên yếu đẩy chi phí nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm và nguyên liệu thô lên cao. Điều đó lại gây tổn hại cho các nhà bán lẻ và hộ gia đình thông qua chi phí sinh hoạt tăng lên. Dữ liệu lạm phát cho thấy tỷ lệ lạm phát cơ bản - loại trừ giá thực phẩm tươi sống có nhiều biến động, nhưng bao gồm chi phí nhiên liệu - trong 27 tháng qua đã luôn cao hơn mục tiêu của ngân hàng trung ương.

Nhìn lại những chuyến tàu lượn siêu tốc của đồng yên trong vài thập kỷ qua- Ảnh 8.

Lạm phát cơ bản của Nhật Bản vượt quá mục tiêu của ngân hàng trung ương. Đồng yên yếu có thể làm tăng giá hàng nhập khẩu, đẩy chi phí hộ gia đình tăng lên.

Lợi ích của đồng yên yếu là gì?

Tuy nhiên, đồng yên yếu không phải chỉ gây ra những điều tồi tệ đối với nền kinh tế Nhật Bản. Đồng yên giảm giá có lợi cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản bằng cách thổi phồng lợi nhuận tính theo đồng yên mà họ kiếm được ở nước ngoài. Lợi nhuận tăng có thể dẫn đến mức lương cao hơn và giúp củng cố tiêu dùng.

Nhìn lại những chuyến tàu lượn siêu tốc của đồng yên trong vài thập kỷ qua- Ảnh 9.

Giá trị xuất khẩu của Nhật Bản tăng theo năm trong hầu hết các tháng kể từ năm 2022, trong khi đồng yên giảm đáng kể.

Đồng yên rẻ hơn cũng thúc đẩy du lịch. Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản đã tăng vọt trong vài năm qua, giúp các khách sạn, cửa hàng bách hóa và những nơi khác giảm bớt gánh nặng sau những tổn thất do các chính sách hạn chế trong giai đoạn COVID-19.

Tham khảo: Reuters

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên