MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn rõ lòng người chỉ qua một bữa cơm: Kẻ bình thường cần chú ý 1, dân công sở phải để tâm 10, kẻo có ngày bị “đâm sau lưng"

13-08-2020 - 15:38 PM | Sống

Nhân phẩm của một người đồng nghiệp như thế nào, có đáng để kết giao hay không thực ra chỉ cần nhìn vào một số chi tiết nhỏ đã có thể hiểu thấu, đặc biệt là qua một bữa ăn.

1. Có thái độ không tốt với người phục vụ

Công ty tôi mới có một nhân viên mới tới tên Tiểu Trương. Ngày đầu tới công ty báo danh, Tiểu Trương làm quen được với Tiểu Lý, thông qua đó, tìm hiểu một chút về môi trường làm việc cũng như mọi người trong công ty. Bên cạnh đó, cậu ta cũng muốn nhân tiện kết thân thêm vài đồng nghiệp và mời họ đi ăn cơm.

Lần đầu gặp Tiểu Trương, tôi cảm thấy cậu ta vừa cao ráo, ưa nhìn lại vừa hào hoa phong nhã. Không chỉ thế, cậu ta còn chủ động gọi món, rót trà cho mọi người khiến ai cũng vui vẻ.

Tuy vậy, có một chi tiết nhỏ đã làm lộ bản chất của nhân viên mới này. Do buổi trưa mọi người đi ăn cơm đông nên món ăn đưa lên chậm hơn bình thường, Tiểu Trương đi thúc giục vài lần. Vậy mà, khi đồ ăn được mang lên, cậu ta lại yêu cầu mang xuống.

Nhìn rõ lòng người chỉ qua một bữa cơm: Kẻ bình thường cần chú ý 1, dân công sở phải để tâm 10, kẻo có ngày bị “đâm sau lưng - Ảnh 1.

Người có thái độ không tốt với người phục vụ thường là những kẻ thiếu nhẫn nại, không đủ tu dưỡng.

Người phục vụ thấy vậy liền giải thích rõ rằng đồ ăn đã làm xong và đưa lên, nếu không gặp vấn đề gì về chất lượng thì không thể đem xuống được. Tiểu Trương nghe thế liền nổi cáu, liên tục trách mắng và nói rằng thái độ phục vụ của người kia không tốt, đồ ăn không ngon, nhà hàng nhìn bẩn thỉu, mất vệ sinh. Thấy sự việc ngày càng lớn và ồn ào hơn, Tiểu Lý vội vàng tới ngăn cản, chúng tôi cũng lần lượt khuyên Tiểu Trương bình tĩnh lại.

Qua vụ đó tôi mới thấy, thái độ của Tiểu Trương đối với đồng nghiệp rõ ràng tốt như vậy, nhưng đối với người phục vụ lại là thái độ của "kẻ bề trên", thích "hô to gọi nhỏ". Những người như vậy thường không có sự nhẫn nại, không đủ tu dưỡng, thường xuyên nóng nảy.

Chúng ta tốt nhất không nên kết giao với người đồng nghiệp như thế. Nếu cứ cố làm thân, dù chúng ta không bị họ giở trò ngáng đường trong công việc thì cũng sẽ thấy mệt mỏi và bức bối vì ở cạnh một người luôn cáu gắt và mang năng lượng tiêu cực.

2. Chỉ gọi những món đắt tiền và món bản thân thích

Thành tích của Tiểu Hạo tháng trước lại đứng đầu nhóm. Tiểu Lý thấy thế liền lớn giọng muốn Tiểu Hạo mời cả nhóm đi ăn. Tiểu Hạo không phải kiểu người thích ồn ào, nào nhiệt nên có chút không vừa lòng, nhưng rồi cũng không tiện từ chối nên đã đồng ý.

Sau khi tới nhà hàng, đợi người phục vụ mang thực đơn lên, Tiểu Lý ngay lập tức cầm lấy, và đưa cho tất cả mọi người cùng xem. Vậy nhưng cuối cùng, cậu ta lại gọi món theo khẩu vị của mình. Cả một bàn ăn đều giống nhau, vừa cay vừa đắt tiền. Lúc ăn xong, Tiểu Hạo ra thanh toán mà "toát mồ hôi" vì chỉ có 4 người lại ăn tới 9 món, nửa tháng lương chỉ sau một bữa ăn đã "không cánh mà bay".

Kỳ thực, có rất nhiều việc chúng ta có thể cùng ngồi lại thương lượng với nhau để tìm ra giải pháp có lợi cho cả hai bên. Thế nhưng, Tiểu Lý dường như đã quên mất điều này.

Những người như cậu ta chỉ biết coi trọng cái lợi của mình, đặt bản thân lên trên người khác. Chỉ cần có người tổn hại hay ảnh hưởng đến lợi ích của họ, họ sẵn sàng giở thủ đoạn đáp trả. Không chỉ vậy, họ cũng sẽ luôn toan tính thiệt hơn để làm sao giành được cái lợi lớn nhất về mình.

Vậy kết giao với những kẻ như thế thì chẳng phải chúng ta đang tự "lấy đá đập chân mình", chẳng biết khi nào sẽ bị "đâm sau lưng" hay sao?

3. Luôn nói "Tôi ăn gì cũng được" nhưng có đủ lý do để chê bai món người khác chọn

Trưa nay, mọi người trong văn phòng tôi không muốn ra ngoài đi ăn cơm nên đã quyết định lên mạng đặt món. Lúc ấy, Tiểu Phi mới hỏi Tiểu Linh rằng cô ấy muốn ăn gì.

Nhìn rõ lòng người chỉ qua một bữa cơm: Kẻ bình thường cần chú ý 1, dân công sở phải để tâm 10, kẻo có ngày bị “đâm sau lưng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tiểu Linh đáp: "Mọi người cứ chọn đi. Tôi ăn gì cũng được cả, không kén chọn đâu".

Tiểu Phi hỏi: "Vậy ăn Bún qua cầu nhé?".

Tiểu Linh phàn nàn: "Mùi vị của món này có vẻ nặng, mà buổi chiều còn phải đi làm, cũng không có thời gian về tắm rửa, thay quần áo. Như vậy sẽ khiến cả người không thoải mái. Không ổn đâu".

Tiểu Phi lại hỏi: "Vậy lẩu cay thì sao?".

Tiểu Linh liền bảo: "Gần đây tôi không thể ăn cay. Cậu hiểu mà, phải không?".

Hỏi qua hỏi lại, rút cục cuối cùng, người chọn món vẫn là Tiểu Linh.

Những lời nói dối như vậy dường như xuất hiện khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta. Đôi lúc, lời nói dối lại nhắm mục đích tốt, có thể tránh gây nên sự bối rối cho mọi người.

Tuy nhiên trên thực tế, hành động này cho thấy đối phương là một kẻ không có lập trường, và chỉ nghĩ đến việc bảo vệ lợi ích của bản thân. Những người như thế thường quá giả dối, ít đối đãi thật tâm với ai. Do vậy đừng nên thâm giao với họ, nhất là khi họ là đồng nghiệp của bạn.

Tham khảo Aboluowang

Đinh Kim

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên