Nhìn vào chỉ số này, kinh tế Thái Lan đang “tụt lại” so với Việt Nam?
Báo cáo mới đây của Nikkei Market cho biết, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) của Thái Lan đang ở mức thấp kỷ lục, ngược lại, Việt Nam đang ở mức đỉnh trong 16 tháng qua.
- 01-10-2016Ninh Thuận đẩy mạnh sản xuất nho an toàn
- 01-10-2016Phát hiện cơ sở sản xuất đậu hũ bằng thạch cao
- 30-09-2016"Cá mập" bán lẻ Trung Quốc đổ bộ, doanh nghiệp Việt có thể mất cả sản xuất lẫn đi làm thuê?
- 30-09-2016Khó vay ngân hàng, nông dân phải vay tín dụng đen để có vốn sản xuất
Theo đó, chỉ số PMI của Thái Lan từ tháng 8 đến tháng 9/2016 đã giảm từ 49,8 điểm xuống còn 48,8 điểm. Đây là mức giảm mạnh nhất trong 8 tháng qua, Nikkei Market nhận định.
Công ty này cho biết thêm mức đây là mức điểm thấp nhất trong 10 tháng theo dõi của mình, đồng thời, cũng là tháng thứ 5 chỉ số PMI Thái Lan xuống thấp hơn 50 điểm – định mức an toàn đối với ngành sản xuất.
“Sự sụt giảm trong ngành sản xuất góp phần làm cổ phiếu của các thành phẩm bị ảnh hưởng” – Nikkei Market nhấn mạnh trong báo cáo của mình.
Công ty khảo sát này cũng chỉ ra số đơn đặt hàng mới tại Thái Lan cũng đã có sự suy giảm kỷ lục trong tháng 9/2016. Vì vậy đã kéo theo hệ luỵ là hàng loạt việc làm bị cắt giảm trong mỗi tháng kể từ đầu năm 2016.
Ông Samuel Agass, chuyên gia kinh tế tại IHS Market cho biết: “Lĩnh vực sản xuất của Thái Lan tồi tệ kể từ đầu tháng 12/2015, theo đó, các đơn đặt hàng mới, việc làm và cổ phiếu mua hàng đều bị giảm mạnh trên diện rộng."
Không chỉ ở ngành sản xuất nói riêng, theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, nền kinh tế chung của Thái Lan đang hoạt động dưới công suất.
Tỷ lệ lạm phát đang thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Ngân hàng nhà nước Thái Lan, trong khi đó thặng dư tài khoản vãn lai đang ở mức cao, khoảng 10% GDP; tín dụng tư nhân thấp, chỉ tăng 5% trong quý đầu tiên của năm 2016.
Hiện chỉ có đầu tư công của Thái Lan là đang phát triển với tốc độ 2 con số nhờ vào những kế hoạch lớn của chính quyền quân sự. Tuy nhiên, với việc nền kinh tế tư nhân bị chững lại cũng như sự lo ngại không dám chi tiêu, đầu tư của người dân đã khiến cho IMF dự báo Thái Lan có thể mất đến 1,4% GDP trong năm 2016.
Trái ngược với tình hình không mấy lạc quan của Thái Lan, Việt Nam đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong ngành sản xuất. Theo đó, chỉ số PMI của Việt Nam tháng 9 đã đạt “đỉnh” kể từ tháng 5/2015.
Cụ thể, chỉ số PMI của Việt Nam đạt 52,9 điểm trong tháng 9, cao hơn 52,2 điểm của tháng trước đó. Đây là tháng thứ 10 Việt Nam có chỉ số PMI vượt 50 điểm với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành sản xuất.
Nikkei Market cho biết tăng trưởng sản xuất của Việt Nam đã được cải thiện vào cuối quý III/2016, biểu hiện qua số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng và hoạt động mua hàng đều tăng nhanh so với tháng 8. Nhờ vậy, tốc độ tạo việc làm trong lĩnh vực này đã tăng nhanh hơn và trở thành mức tăng nhanh nhất trong thời kỳ năm năm rưỡi.
“Giá cả đầu ra đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng 5” Nikkei Market nhấn mạnh. Theo đó, đã báo hiệu sự cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, các điều kiện kinh doanh đã tốt lên trong suốt 10 tháng qua.
Ông Andrew Harker, chuyên gia tại IHS Markit, nhận xét "Mức độ lạc quan của các nhà sản xuất sẽ tiếp tục tăng, ít nhất là trong tương lai gần”.
Theo ông, với mức tăng trưởng mạnh trong suốt quý III, lĩnh vực sản xuất chắc chắn sẽ giúp tạo động lực tăng trưởng GDP trong năm 2016. IHS Market hiện dự báo GDP tăng 5,9% trong năm 2016.