NHNN không chấp nhận gia hạn gói 30.000 tỷ theo kiến nghị của HoREA
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã từ chối gia hạn gói 30.000 tỷ đồng theo kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoRea).
- 14-02-2017Gói vay ưu đãi mua nhà ở xã hội 2017 sẽ là bao nhiêu?
- 13-02-2017TP HCM: Sẽ bán 1.654 nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp
- 11-02-2017Phát triển nhà ở xã hội: Vướng nằm ngay ở cơ quan quản lý
- 06-02-2017Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà giá rẻ trong năm 2017
NHNN vừa ban hành công văn số 677 trả lời kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA).
Theo đó sau khi nhận được công văn số 106 của HoREA về Báo cáo năm 2016 và dự báo thị trường bất động sản năm 2017 và xem xét các kiến nghị liên quan đến ngành ngân hàng, NHNN đã có ý kiến như sau.
Vì sao chưa giải ngân hết so với số cam kết cho vay?
Về kiến nghị NHNN cho phép các trường hợp nhận nhà từ ngày 1/1/2017 trở đi được tiếp tục giải ngân đến hết hợp đồng. NHNN cho biết ngày 30/5/2016, NHNN đã có công văn 3954 đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn giải ngân tái cấp vốn gói 30 nghìn tỷ đối với các hợp đồng tín dụng đã ký trước ngày 31/3/2016 của khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình (nhóm khách hàng cá nhân) tối đa đến ngày 31/12/2016. Thủ tướng đã đồng ý với đề nghị này của NHNN.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã ban hành Thông tư 25 quy định rõ đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình, thời gian giải ngân của các ngân hàng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN để cho vay hỗ trợ nhà ở được thực hiện tối đa đến ngày 31/12/2016.
Tính đến 31/12/2016, chương trình đã giải ngân 29.679 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN, đạt 95% số tiền cam kết cho vay. Theo báo cáo của các ngân hàng, số tiền chưa giải ngân hết so với số cam kết cho vay là do khách hàng không còn nhu cầu giải ngân toàn bộ số tiền trên hợp đồng tín dụng, đã bố trí được một phần từ nguồn khác hoặc dự án bị chậm tiến độ,…
Đối với các khoản giải ngân sau ngày 31/12/2016 sẽ được giải ngân từ nguồn vốn của NHTM và áp dụng lãi suất theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Về cơ chế tiếp nối để hỗ trợ tín dụng cho đối tượng chính sách để mua nhà ở xã hội, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị định 100/2014 của Chính phủ, NHNN đã ban hành các văn bản hướng dẫn về cho vay vốn ưu đãi đối với nhà ở xã hội.
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 48 ngày 12/1/2017 phê duyệt lãi suất cho vay ưu đãi tại TCTD đối với khách hàng mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở áp dụng trong năm 2016, 2017.
Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã ban hành các văn bản về quy định, quy trình nghiệp vụ, lãi suất cho vay, lãi suất tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn nhà ở xã hội tại NHCSXH theo nghị định 100/2015.
Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính được Chính phủ giao bố trí nguồn ngân sách để cấp nguồn vốn cho NHCSXH để cho vay nhà ở xã hội; cấp bù chênh lệch lãi suất cho các TCTD được chỉ định và NHCSXH.
Về kiến nghị có cơ chế tạo nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường bất động sản, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo giao Bộ tài chính chủ trì nghiên cứu hình thành một số định chế tài chính như Quỹ tiết kiệm, Quỹ đầu tư bất động sản, Quỹ Tín thác bất động sản,… để huy động các nguồn lực cho thị trường bất động sản, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ các TCTD.
Bên cạnh đó, NHNN đã có cơ chế tạo nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường nói chung và thị trường bất động sản nói riêng thông qua việc cho phép các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn theo quy định Thông tư 06.
Tuy nhiên nguồn vốn cho vay của TCTD chủ yếu là từ huy động tiền gửi của nhân dân do đó phải được phân bổ, sử dụng an toàn, hiệu quả kinh tế nhất và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chính sách tín dụng.
Về đề nghị NHNN có cơ chế tính lãi suất cho vay hàng năm trong thời hạn khoảng 15-20 năm cho người mua căn nhà đầu tiên thuộc loại căn hộ vừa túi tiền, NHNN cho biết đối với các khoản vay thuộc các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất về nhà ở theo chỉ đạo của Chính phủ, lãi suất cho vay được thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN.
Đối với các khoản vay theo cơ chế thương mại thông thường, các TCTD thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của TCTD và khách hàng vay vốn.
Khuyến khích các TCTD nghiên cứu, thực hiện cấp tín dụng thông qua sản phẩm tín dụng chuỗi liên kết 4 nhà
Về kiến nghị NHNN chỉ đạo các NHTM xây dựng cơ chế nội bộ ngân hàng theo hướng khuyến khích chủ đầu tư dự án, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn, nhà cung cấp vật tư, thiết bị khách hàng mở tài khoản giao dịch tại 1 NH để tạo điều kiện cho NH giám sát dòng tiền được sử dụng đúng mục đích, giúp chủ đầu tư và các bên liên quan sử dụng vốn tín dụng hiệu quả, tiết kiệm và giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.
NHNN cho biết căn cứ theo các quy định tại khoản 1 điều 93 Luật các TCTD, khoản 1 điều 4 Thông tư 36 thì TCTC phải ban hành quy chế nội bộ quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Thực tế trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng các TCTD đều khuyến khích khách hàng mở tài khoản để quản lý giám sát dòng tiền tuy nhiên việc mở tài khoản của khách hàng tại NH được thực hiện theo thỏa thuận giữa khách hàng và NH phù hợp với quy định pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, thời gian qua NHNN đã có công văn 6182 ngày 18/8/2015 khuyến khích các TCTD nghiên cứu, thực hiện cấp tín dụng thông qua sản phẩm tín dụng chuỗi liên kết 4 nhà (Nhà đầu tư – Nhà thầu – Nhà cung cấp – Ngân hàng) trong lĩnh vực xây dựng, trong đó có các dự bán bất động sản nhằm kiểm soát dòng tiền, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, hạn chế rủi ro phát sinh cho NH và các bên có liên quan.
Về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, NHNN đã ban hành Thông tư 07 ngày 25/6/2015, theo đó có quy định về việc bảo lãnh Nhà ở hình thành trong tương lai. NHNN thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện, khó khăn vướng mắc của TCTD.
Về đề nghị cho phép thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại các NH nước ngoài nhưng khi xảy ra tranh chấp thì phải xử lý theo pháp luật của Việt Nam, NHNN cho hay hiện nay Bộ tài nguyên và môi trường đang xây dựng “Đề án thí điểm việc thế chấp tài sản gắn liền với đất đai tại các ngân hàng ở nước ngoài”. NHNN đã có công văn ngày 30/12/2016 góp ý về dự thảo gửi Bộ tài nguyên và môi trường.