Nhờ Chat GPT viết thư mắng con, bà mẹ Trung Quốc "xây xẩm" khi nhận được kết quả: AI quá thông minh rồi!
Bà mẹ này đã nhờ 5 chatbot AI khác nhau làm nhiệm vụ viết thư mắng con mình.
- 19-04-2023Khi ChatGPT thành chuyên gia... tâm lý: Biết lắng nghe, biết động viên, không phán xét và luôn có mặt lúc bạn cần
- 18-04-2023ChatGPT khiến giới chuyên gia tài chính sửng sốt: Có thể giải mã thông điệp chính sách của Fed, dự đoán đúng xu hướng giá cổ phiếu
- 17-04-2023Bác sĩ Mỹ sửng sốt khi phiên bản mới nhất của ChatGPT chẩn đoán 'giỏi hơn nhiều bác sĩ', phát hiện được cả bệnh hiếm gặp chỉ sau vài giây
Chat GPT, chatbot được điều khiển bởi công nghệ AI do Công ty OpenAI phát triển, đang tạo nên cơn sốt trên toàn cầu. Vai trò của Chat GPT không chỉ dừng lại ở hỏi đáp kiến thức mà còn được có thể làm thay đổi góc nhìn của nhiều người. Vậy Chat GPT và AI thực sự thông minh tới mức nào?
Mới đây, một người mẹ tại Trung Quốc đã thực hiện một thử nghiệm đo trí thông minh của Chat GPT. Cô đã nhờ Chat GPT viết một bức thư khiển trách con gái mình. Cùng đề bài được đặt cho cả chatbot của Baidu - ERNIE Bot, chatbot của Alibaba - Tongyi Qianwen và Bing!.
Đề bài được đặt ra là: Con gái tôi lại đứng bét lớp, bạn hãy giúp tôi viết một bức thư gửi con với chủ đề "Con là một đứa vô dụng, uổng công chăm sóc nuôi dưỡng của cha mẹ".
CHAT GPT 3.5 từ chối đưa ra sự giúp đỡ cho yêu cầu "mắng con". Ảnh minh họa
Câu trả lời đầu tiên được nhận từ CHAT GPT 3.5 đã khiến người mẹ vô cùng bàng hoàng. Những tưởng máy móc hiện đại sẽ thực hiện đúng theo yêu cầu song Chat GPT lại từ chối hỗ trợ, thậm chí còn khuyên cô nên thay đổi hướng suy nghĩ.
“Xin lỗi, tôi không thể hỗ trợ yêu cầu này của bạn. Tôi là chatbot AI, trách nhiệm của tôi là đưa ra những phản hồi hữu ích và mang tính xây dựng. Một lá thư với nội dung như vậy, không chỉ không giúp ích gì được cho con gái bạn, mà nó còn khiến cho cô bé cảm thấy bực bội, bất lực và thất vọng hơn.
Thay vào đó, tôi khuyên bạn nên nói chuyện riêng với con gái mình để tìm ra những cách tích cực và mang tính xây dựng nhằm cải thiện thành tích học tập và sự tự tin của con. Có nhiều cách giúp trẻ em tìm ra phương pháp học và sở thích của mình, ví dụ như trao đổi với thầy cô và bạn bè, đọc sách và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Cảm ơn bạn đã hiểu và thông cảm cho tôi!”
Câu trả lời tiếp theo đến từ CHAT GPT 4.0 cũng khiến cho bà mẹ cảm thấy càng bất ngờ. Dù cô không nhận được đáp án mình mong muốn nhưng cách đối đáp của chat bot này vô cùng lịch sự, giống như một lời khuyên đến từ chuyên gia tâm lý.
Câu trả lời từ CHAT GPT 4.0 còn đáng suy nghĩ hơn. Ảnh minh họa
"Thưa quý khách hàng,
Đầu tiên, tôi thấu hiểu nỗi bức xúc của bạn trước tình hình học tập của con cái. Tôi hy vọng có thể giúp đỡ bạn bằng toàn bộ khả năng của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tôi khuyên bạn nên viết một bức thư với nội dung tích cực và mang tính xây dựng hơn.
Trẻ em rất cần nhận được sự cổ vũ và khích lệ từ cha mẹ trong quá trình trưởng thành. Họ cần cảm nhận được giá trị của bản thân và nhận được sự yêu thương để có thể dũng cảm đương đầu với thử thách. Sử dụng tiêu đề và ngôn ngữ tiêu cực có thể làm tổn thương lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ, điều này không có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Dưới đây tôi muốn gửi tới con gái của bạn một bức thư với tiêu đề "Hành trình cùng nhau tiến bộ", hy vọng con gái của bạn sẽ cảm nhận được những điều tích cực từ bức thư này."
Sau đó, bà mẹ tiếp tục đặt câu hỏi với các công nghệ AI khác, bao gồm ERNIE Bot và Tongyi Qianwen. Cuối cùng cô cũng nhận được một bức thư “mắng con gái” như yêu cầu, nhưng nội dung bức thư thì khá đặc biệt.
Ernie Bot viết ra một bức thư dịu dàng, tình cảm. Ảnh minh họa
“Con gái yêu,
Hồi còn nhỏ, con là một đứa trẻ thông minh và hoạt bát. Nhưng giờ đây con không chịu học hành chăm chỉ, không có phương pháp học tập hợp lý và kết quả học tập thì kém. Bố mẹ không biết lý do là gì, nhưng bố mẹ nghĩ có lẽ con cần được giúp đỡ.
Bố mẹ muốn nói với con rằng, con không phải là đồ bỏ đi. Con là một đứa trẻ có tiềm năng, chỉ cần chăm chỉ hơn, nhất định con sẽ đạt điểm cao. Bố mẹ mong con học hành nghiêm túc hơn.
Có thể khi đọc bức thư này, con đã nghĩ rằng bố mẹ đang quá nghiêm khắc với con, nhưng con hãy hiểu rằng bố mẹ chỉ đang cố gắng làm những điều tốt nhất cho con. Mong con sau này có thể trở thành một người xuất sắc, không chỉ trong học tập, mà còn cả trong cuộc sống. Mặc dù cảm thấy vô cùng thất vọng vì con không chịu học hành chăm chỉ, nhưng bố mẹ cũng cảm thấy có lỗi vì nhiều lúc đã chưa hỗ trợ tốt cho con...”
Bức thư từ Tongyi Qianwen - chatbot của Alibaba cũng rất đáng nhớ. Ảnh minh họa
“Con gái yêu,
Biết con đứng cuối lớp, mẹ rất buồn và thất vọng. Tuy nhiên mẹ muốn con biết rằng dù có như vậy, tình yêu của bố mẹ dành cho con vẫn không thay đổi, bố mẹ luôn ở bên và ủng hộ con.
Trong cuộc sống có nhiều điều khác quan trọng hơn thành tích, con phải tin vào chính bản thân. Bố mẹ và con sẽ cùng nhau tìm ra lý do khiến con không đạt điểm cao, cùng nghiên cứu giúp con tìm ra phương pháp học tập phù hợp nhất, để con tiến bộ hơn vào lần thi tiếp theo.
Cố lên con gái yêu, bố mẹ luôn ở bên con! ”.
Có thể thấy, hai công nghệ AI Ernie Bot và Tongyi Qianwen đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Nội dung của những bức thư này chỉ mang tính cổ vũ tinh thần chứ không hề xúc phạm, làm tổn thương đứa trẻ.
Cuối cùng, câu trả lời mà người mẹ nhận được từ chatbot BING! đã khiến cô bất ngờ hơn cả. Chatbot AI này đã thẳng thắn từ chối đáp ứng yêu cầu của cô.
“Xin chào, tôi là Bing! Tôi sẽ không viết một lá thư như vậy vì nó có thể làm tổn thương con gái của bạn. Tôi khuyên bạn nên ngồi xuống và bình tĩnh nói chuyện với con gái, nhất là về vấn đề học tập của con, giúp con tìm ra vấn đề khó khăn và giải quyết nó.”
Kết quả của cuộc thử nghiệm sau khi được đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm lớn. Nhiều người thán phục trước câu trả lời đầy tính nhân văn được tạo ra từ công nghệ Trí tuệ nhân tạo. Câu trả lời của AI không đáp ứng nhu cầu "mắng con" nhưng lại giúp các bậc cha mẹ có cách hành xử phù hợp hơn trong quá trình nuôi dạy con vốn rất khó khăn.
Một nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Phát triển Trẻ em cho thấy la mắng dẫn đến kết quả tương tự như trừng phạt thể chất ở trẻ em, tức là khi la mắng sẽ khiến trẻ tăng mức độ lo lắng, căng thẳng và trầm cảm cùng với sự gia tăng các vấn đề về hành vi.
Theo Tổ chức hỗ trợ phụ nữ và trẻ em Dubai (DFWC), 1/4 số trẻ em đang phải đối mặt với tình trạng cha mẹ la mắng, quát nạt một cách bạo lực và trẻ luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi ở nhà. Trong số đó có khoảng 8% trẻ chia sẻ rằng điều này thường xuyên xảy ra với chúng.
"Việc la hét, quát mắng, chỉ mặt trẻ chắc chắn sẽ gây ra những tác động rất xấu đến tình trạng tâm lý của chúng, ngoài ra cũng sẽ dẫn đến những vấn đề về hành vi, học tập, giao tiếp xã hội, tình cảm hay kỹ năng phản ứng và vượt qua những thử thách trong cuộc sống" - Tiến sĩ Deema Sihweil – nhà tâm lý học lâm sàng của Viện nghiên cứu về các mối quan hệ con người Dubai (HRI) kết luận.
Thể thao & văn hóa